Chùa Hang còn có một tên gọi khác là Phước Điền Tự, tọa lạc tại nơi triền núi Sam, là một danh lam thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia Việt Nam. Phước Điền Tự cái tên này thể hiện sự hy vọng của người dân về một mảnh đất trồng trọt tràn ngập phước lành, an yên.

1. Vị trí của chùa Hang Châu Đốc

Tiếp tục với cuộc hành trình khám phá 20 địa điểm du lịch An Giang. Lần này chúng ta sẽ đến chùa Hang bằng cách đi theo Link Google Map này, bạn sẽ gửi xe dưới chân núi và đi bộ lên chùa. Đường đi cũng khá xa đấy bạn nên chuẩn bị ít bánh nước mang theo

Chùa hang nhìn từ phía bên ngoài

Chùa nằm trên lưng chừng núi Sam được xem là một trong 4 điểm tuyệt đẹp mà bạn nhất định phải đến khi đi du lịch An Giang. Đến gần cổng chùa bạn nên nhìn phía bên tay phải hướng đi sẽ thấy một cái biển bản đồ đường đi khá to. Bạn nên chụp lại để không bỏ sót địa điểm nào của chùa nhé vì đường đi, hệ thông hang khá nhiều

2. Lịch sử hình thành của chùa Hang (Phước Điền Tự)

Xưa kia, nơi đây chỉ là một am tu bằng lá tre do bà Lê Thị Thơ (1818 – 1899) với pháp danh là Diệu Thiện dựng nên. Theo sự tích xa xưa thì chồng bà là một người gia trưởng, đối xử rất hà khắc với bà. Không chịu được hoàn cảnh ấy bà đã bỏ lên núi Sam để tu hành. Lúc đầu, bà tu hành tại Tây An Cổ Tự nhưng cảm thấy không phù hợp. Bà đã rời khỏi nơi đây và lựa chọn hang động tại triền núi tu luyện. Lúc bấy giờ bên trong hang động kế bên am tu là nơi trú ẩn của đôi mãng xà hung hãn.

Vãn cảnh tại chùa Hang

Dân làng ai cũng sợ sệt chúng, không dám đi ngang nơi đây để tìm củi mưu sinh. Tuy nhiên, khi bà đến đây tu luyện thì đôi mãng xà này hằng ngày đều chú tâm nghe kinh kệ, tính khí trở nên hiền từ hơn trước đây rất nhiều. Bà đặt tên cho chúng là Thanh Xà và Bạch Xà. Đến năm 1899 sư bà Diệu Thiện viên tịch thọ 81 tuổi, lúc bấy giờ đôi mãng xà cũng bỗng nhiên biến mất.

Tiếp nối đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ngụ tại Châu Đốc cùng với nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa. Ngôi chùa được đại trùng tu và kiến thiết thêm nhiều hạng mục lớn nữa cho đến nay dưới sự coi lo chăm sóc của vị trụ trì đời thứ tư, Hòa Thượng Thích Thiện Tài.

3. Khám phá nét đẹp cổ kính của chùa Hang

Chùa Hang (Phước Điền Tự) tọa lạc tại triền núi Sam, đem lại một phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình và yên ả. Mang lại cho ta một tầm nhìn thoáng đãng, thư thái. Khi đến đây ngoài việc gần gũi với thiên nhiên thì bạn cũng có thể tịnh tâm, thanh lọc lại đầu óc sau những chuỗi ngày làm việc vất vả.
Để lên đến khuôn viên chùa, bạn cần phải đi theo những bậc thang được làm từ các hòn đá khối. Tuy nhiên, đường lên chùa khá dốc nên bạn cần phải chuẩn bị một đôi giày thoải mái để tránh bị đau chân và một ít nước uống nhé

Chánh điện của Phật Di Lặc

Đường dẫn vào chánh điện, phía bên trái là nơi an tọa của Phật Di Lặc. Đi theo con đường được lát xi măng bắt ngang con hồ là bạn sẽ có thể viếng thăm, cúng bái Đức Phật Di Lặc. Điều đặc biệt là phái hai bên đường dẫn vào tượng phật, sen đã bao phủ toàn bộ mặt nước tạo nên một lớp vải xanh mơn mởn bao phủ nơi đây.

Từ Hoa Viên

Tiếp đến là Từ Hoa Viên, đứng trên đay mùi lúa chín cứ nhẹ nhàng xộc vào mũi các bạn, cái cảm giác này thích đến nỗi không biết diễn tả như thế nào. Chùa Hang có một điểm đặc trưng là khi đến đây bạn sẽ tách biệt với thế giới xô bồ ngoài kia vì bạn phải đi bộ mới có thể ngắm nhìn được tuyệt sắc sơn cốc tại đây.

Phía trước chùa sẽ có hai ngôi bảo tháp sừng sững, rực rỡ. Được chạm khắc công phu, phía trên đỉnh tháp được điêu khắc bình hồ lô một cách kỹ xảo. Đây là nơi thờ phụng hai vị sư có công lớn đối với chùa là sư Thích Diệu Thiền và sư Diệu Thiền.

Từ Hoa Viên - Chùa Hang

Chánh Điện

Mặt trước của chánh điện được điêu khắc hình ảnh của các tượng phật rất là công phu, có 2 cửa vào hình cánh vòm trên nền tường rêu xanh lá tạo nên nét đặc trưng riêng của Phước Điền Tự.

Bên trong chánh điện không quá rộng lớn, tuy nhiên toát lên một vẻ đẹp, một bầu không khí vô cùng trang nghiêm, yên tĩnh.

Ngoài ra, còn có rất nhiều cảnh đẹp khác để bạn tham quan sau khi Viếng bái các vị phật. Phải nhắc đến đó chính là nơi treo chiếc Chuông đồng nơi sản sinh ra rất nhiều bức ảnh đẹp kết hợp với hoa phượng nở đỏ rực và các cánh đồng lúa phía xa xa. Đường dẫn lên chánh điện pháp bảo thứ hai cũng có những cây cầu theo phong cách cổ xưa, thiên nhiên thơ mộng dành cho bạn sống ảo.

4. Hang động Thiên Tấn và Thanh Xà Bạch Xà

Đến chánh điện thứ hai, lối dẫn vào hang Thiên Tấn và Thanh Xà Bạch Xà. Hang Thanh Xà và Bạch Xà trước kia đã được sư thầy lắp lại để tránh cho đôi Mãng Xà trốn ra ngoài gây nhiễu loạn. Ngày nay, đã được làm thành nơi thờ cúng các vị sư.

Tiếp đến là hang Thiên Tấn, đường vào hang khá sâu, hai bên lối đi được lắp đặt đèn điện giúp cho du khách dễ dàng di chuyển tham quan. Vào sâu bên trong hơn sẽ có nơi thờ cúng và tham quan. Điền khuyến khích là khi đến tham quan hang động thì mọi người nên đi đông để tránh tình trạng cảm thấy sợ hãi nha.

Hang thanh Xà Bạch Xà

5. Phước Điền Tự – di tích lịch sử quốc gia

Không phải đơn thuần mà Phước Điền Tự lại trở thành một trong những Di tích Lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây chứa đựng những ký ức về lịch sử lâu đời, kiến trúc văn hóa độc đáo. Là một trong những biểu tượng tinh thần đoàn kết của người dân nơi đây, kết hợp với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mộc mạc. Nếu đến tham quan An Giang mà bỏ qua địa điểm này thì không còn được gọi là đi An Giang đâu nhé.

Và địa điểm tiếp theo chúng ta sẽ đến đó là Rừng tràm Trà Sư được xem là là phổi xanh của An Giang

Chân đi không mỏi _Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com