• Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Hướng dẫn chi tiết chinh phục đỉnh Langbiang cao 2167m

Tác phẩm: lưng chừng - chạng vạng

Langbiang chắc hẳn là một địa điểm cực kỳ quen thuộc đối với hội thích đi du lịch Đà Lạt, thường thì các bạn sẽ đi xe jeep lên đồi rada và chụp hình. Nhưng trong bài viết lần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn leo núi, chinh phục đỉnh langbiang cao 2167m và cắm trại trên đây để có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp nhất của đỉnh núi này.

1/ Cách di chuyển đến chân đỉnh núi Langbiang?

Địa chỉ: nằm tại thị trấn Lạc Dương, Lâm Đồng. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 12KM, mọi người chỉ cần đi xe máy 30 phút là có thể đến được cổng khu du lịch Langbiang. Mọi người chỉ cần di chuyển theo (Link Google Map này) là sẽ đến nơi

cổng khu du lịch langbiang

cổng khu du lịch Langbiang

Đỉnh Langbiang với độ cao đạt đến 2.167m, được biết đến là ngọn đỉnh núi cao nhất gần thành phố du lịch Đà Lạt, còn được gọi là nóc nhà Đà Lạt. Đối với những người yêu thích đi bộ đường dài, đây là một chuyến đi trong những chuyến đi đáng nhất khi đến với thành phố mộng mơ

2/ Gửi xe để leo núi Langbiang ở đâu?

Tại cổng khu du lịch có khá nhiều bãi gửi xe, bạn hỏi các anh có nhận xe qua không, giá gửi xe là bao nhiêu, mình thì gửi xe qua đêm giá là 20.000 nghìn đồng

3/ Thời gian nào thích hợp chinh phục đỉnh núi

Thời gian đẹp nhất để leo núi: đẹp nhất từ tháng 1 tới tháng 5 hằng năm, tùy vào tình hình thời tiết, mình chắc chắn với bạn là dù cho cung trekking nào chúng ta cũng không nên leo vào mùa mưa, đợt mình đi là ngay dịp lễ 30/4 – 1/5 đã có những đợt mưa đầu mùa nhưng mình đi thì may mắn không dính mưa

Và nếu bạn cắm trại qua đêm thì bắt đầu leo từ 1h là đẹp, lên đó tầm 4h, căng lều dọn đồ nữa là vừa kịp trời tối, chiều chiều tầm 4h30 ngắm hoàng hôn cũng đẹp lắm đấy

Buổi chiều nhìn từ đỉnh núi Langbiang xuống thành phố Đà Lạt

Buổi chiều nhìn từ đỉnh núi Langbiang xuống thành phố Đà Lạt

4/ Vậy chinh phục đỉnh Langbiang mất bao lâu?

Để chinh phục đỉnh Langbiang bạn chỉ mất khoản 3 tiếng để leo lên và 2 tiếng để đi xuống, khá nhẹ nhàng và thư thả, phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Nếu bạn đi trong ngày thì cũng không cần phải quá gấp gáp để đi, cứ từ từ thong thả, tận hưởng thiên nhiên

5/ Dụng cụ cần chuẩn bị cho chuyến leo núi cắm trại lần này:

Đầu tiên về trang phục:

Không biết mình đi thành phố mộng mơ không đúng mùa hay do mình xu mà thời tiết khá nóng, vì vậy:

  • Leo núi vào ban ngày: Bạn nên chọn trang phục dài tay, quần áo mỏng nhẹ để không bị cháy nắng
  • Về đêm thì mặc quần áo ấm, dài tay vì sẽ rất lạnh đấy
  • Giày: thì mình cũng thích bộ môn leo núi này nên từ đầu có đầu tư hẳn 1 đôi giày đi trek, nhưng nếu bạn mới đi lần đầu thì chọn những đôi giày thể thao được rồi, biết mình thích rồi hẳn mua
  • Balo: mình khuyến khích các bạn nên mua những loại có đai trợ lực nhé, sẽ giúp ích rất nhiều cho đôi vai của bạn. Thật ra nếu đợi bạn  thấy thích rồi mua hay mua ngay cũng được, vì trải nghiệm ban đầu sẽ quyết định bạn có thích nó hay không
  • Áo mưa hay bạc chống nước: kkk bạn hãy nghỉ đi, nhỡ đâu đang leo cái trời mưa thì sao, đem theo phòng hờ

Như các bạn cũng có thể thấy như hình bên dưới, mình mang một cái quần tháo gối cao dãn tối gỡ ra cho thoải mái, một cái mũ, áo khoác balo trợ lực

trang phục phù hơp leo núi

Ảnh này mình chụp khi đã dọn lều và bắt đầu di chuyển xuống núi

Về dụng cụ cắm trại:

  • Lều: bạn nên chọn những loại gấp để tối ưu được diện tích, chọn những loại lều nhỏ để chuyến hành trình của bạn không quá nặng nề
  • Túi ngủ: đây là cái chắc chắn bạn phải mang theo, vì về đêm trên này cực kỳ lạnh, không có nó bạn không ngủ nổi đâu
  • Các dụng cụ bạn có thể đem theo thêm như: bàn, ghế, bếp gas mini, chân máy ảnh, đèn

Đồ ăn, nước uống:

  • Nước ống: mình đi 2 người thì sử dụng hết 4,5L nước cho cả chặn lên và xuống núi, xài khá dư dả
  • Đồ ăn: bạn cứ canh theo khẩu phần ăn của mình mà đem đồ ăn lên thôi, mình đen thoe ít trái cây, đồ ăn khô và ít mì, lên đó nấu nước ăn mì đã gì đâu
Một số dụng cụ chuẩn bị cho việc cắm trại trên núi

Một số dụng cụ mình mang theo trong chuyến leo núi này

Thiết bị điện tử:

  • Đây là điều chắc chắn không thể thiếu rồi: các bạn hãy đem theo 1 cục sạc dự phòng, đèn in hay đèn treo lều là được
  • Với mình, mình còn đem thêm máy ảnh, chân máy, đèn vì để săn mikiway trên đỉnh núi này mà còn có thể lưu lại biển mây vào buổi sáng nữa

Vậy là mình đã list qua danh sách gợi ý các bạn cần đem theo cho chuyến chinh phục đỉnh Langbiang lần này, còn bây giờ thì mình chia sẽ chặn đường di chuyển lên đỉnh

6/ Hướng dẫn chinh phục đỉnh Langbiang cực kỳ chi tiết:

Để chinh phục đỉnh Langbiang ta có thể chia thành 2 chặn đường:

Chặn đầu tiên từ cổng khu du lịch đến trạm kiểm lâm Bidoup – núi Bà (đường lên đỉnh Langbiang) như hình bên dưới. Chặn 2 từ trạm kiểm băng qua thung lũng và lên đỉnh Langbiang.

CHẶN 1: từ cổng khu du lịch đến trạm kiểm lâm Bidoup – núi Bà

Bước 1: Đến cổng khu du lịch Langbiang

Mọi người chỉ cần đi theo link google map của mình sẽ đến được cổng khu du lịch, gửi xe và di chuyển sang bên hông cổng, sẽ có một  đường nhỏ đi vô như hình bên dưới mọi người chỉ cần đi thẳng vào trong. Mọi người có thể tham khảo hình của mình để bên dưới

đường mòn đi lên đỉnh langbiang

đường mòn đi lên đỉnh langbiang

Lưu ý là chỉ tốn tiền gửi xe thôi, không có tốn tiền mua vé vào cổng gì hết. Nên mọi người cẩn thận nếu có người đòi mua vé mới được lên đỉnh nhé

Bước 2: Di chuyển lên núi

Đi khoảng 500m mọi người sẽ thấy một cái bảng “go to the mountain” và có một cái nhà nhỏ ở kế bên, lúc này mọi người quẹo trái theo cái bảng và bắt đầu di chuyển lên những ngọn đồi thôi. Khúc đầu này là còn nương rẫy của người dân 2 bên, đường đi thì rất rõ ràng. Mới đầu mà leo cái dốc này khá mất sức đấy. Mình sẽ để thêm link thêm ở dưới để mọi người tham khảo

lối lên đỉnh núi khi thấy bảng go to the mountain

lối lên đỉnh núi khi thấy bảng go to the mountain

Bước 3: di chuyển vào khu rừng thông

Sau khi đã di n một đoạn qua những ngọn đồi của người dân thì mọi người sẽ vào khu rừng thông, trong này khá mát. Mọi người cứ canh theo lối mòn và biển chỉ dẫn 2 bên đường đi có chữ “go up, go down”. Đoạn này khá năng, xếp thứ 2 trong cuộc hành trình vì mọi người sẽ phải di chuyển lên khá nhiều còn dốc và ngọn đồi, nên nghỉ ngơi từ từ và canh sức đi

Đoạn này vẫn còn tín hiệu google map nên mọi người cứ mở map ra xem mình còn bao lâu nữa tới được đường bê tông nhé (khoảng cách trên map sẽ khách  cách chúng ta đi, đừng quá tin nó)

khu rừng thông khi di chuyển lên núi

khu rừng thông khi di chuyển lên núi

Bước 4: Di chuyển đến trạm kiểm lâm Bidoup – núi Bà

Sau khi mọi người di chuyển ra khỏi khu rừng thông sẽ thấy một đoạn đường nhựa chúng ta sẽ rẽ , tiến lên núi, mọi người chỉ cần nhìn xa xa một tí là sẽ thấy trạm kiểm lâm cũ ngay cua quẹo, tới đây chúng ta nhìn bản đồ, nghỉ ngơi tí rồi lên đường thôi

di chuyển ra khỏi khu rừng thông đến trạm kiểm lâm bidoup - núi bà

di chuyển ra khỏi khu rừng thông đến trạm kiểm lâm bidoup – núi bà

Vậy là chúng ta đã kết thúc chặn đầu tiên của cuộc hành trình. Và tiếp theo sẽ là chặn thứ 2

CHẶN 2: di chuyển từ trạm kiểm lâm cũ đến đỉnh núi Langbiang

Bước 5: di chuyển trong khu rừng nhiệt đới ẩm

Từ trạm kiểm lâm di chuyển vào trong cỡ 2KM đường khá bằng phẳng và dễ đi, đây có thể là chặn đường nhàn nhất trong cuộc hành trình lần này. Đoạn đường này cực dễ đi, mọi người cứ di chuyển tàn tàn từ từ cho đến khi xuống thung lũng vào khu rừng rậm để bắt đầu di chuyển lên núi

trạm kiểm lâm cũ

Lối vào lên đỉnh Langbiang, mình không biết gọi là gì nên gọi là: “trạm kiểm lâm cũ” nhé

Dọc đường đi thì luôn có bản chỉ dẫn cho mọi người và có những đánh cột mốc, nếu mọi người thấy còn 997m hay gì đó thì đừng vội mừng nha, đường rừng còn leo núi đi khác lắm

Bước 6: di chuyển qua thung lũng lên đỉnh núi Langbiang

Khi bước vào khu rừng và di chuyển lên núi, mọi người sẽ cảm thấy cái lạnh đột ngột đến với mình, rừng thì khá dầy nên nắng ít chiếu qua, di chuyển một đoạn mọi người sẽ được trải nghiệm cảm giác leo dốc lên những bậc thang thẳng đứng, đây chính là đoạn mất sức nhất trong cuộc hành trình, mình mất hơn 1h30 phút để chinh phục xong

băng qua rừng nhiệt đới và leo lên đỉnh

băng qua rừng nhiệt đới và leo lên đỉnh

Cuối cùng là tận hưởng thành quả thôi, trên đỉnh  cắm trại rất là bé, nếu mọi người đi đoàn đông hay phải cắm với các đoàn khác e rằng không được, mình nghỉ chỗ đó cắm được 2, 3 lều là cùng nên mọi người chú ý nhé

Trên đây gió cũng không to lắm nên mọi người có thể yên tâm

7/ Chơi gì trên đỉnh núi Langbiang

Và đặt biệt là ban đêm rất lạnh, mình vừa mở lều ra thôi ướt như là vừa mới mưa vậy, nên là muốn ngắm đêm đầy sao vào ban đêm á, mọi người phải chịu khó một xíu, được cái lạnh nhưng mà đẹp

Mặt trời vào những tháng cuối năm thường lên sớm, nên tầm 4h mọi người dậy là đẹp rồi, chụp hình nè, ngồi ăn sáng rồi uống cafe thưởng thức biển mây. Ôhhhh đẹp làm sao

Mọi người tranh thủ dọn lều và thu xếp đồ trước 7h xuống núi, vì đây 7h nắng cực kỳ, chịu không nổi đâu. Dưới đây là một số tác phẩm của mình khi chụp ảnh trên đó

Tác phẩm: đêm đầy sao

Tác phẩm_ đêm đầy sao

 

Tác phẩm: lưng chừng - chạng vạng

Tác phẩm: lưng chừng - chạng vạng

Một vài thông tin hữu ích dành cho mọi người

Khu du lịch núi Langbiang gồm 2 ngọn núi là Núi Ông và Núi Bà. Trong đó đỉnh núi cao nhất là Núi Bà với độ cao 2167m còn Núi Ông là 2124m. Và đỉnh Langbiang nằm trên ngọn núi Bà, từ trên đỉnh Langbiang có thể nhìn qua, đó là  núi Ông. Vậy tại sao có tên là đỉnh Langbiang, núi ông và núi Bà

Truyền thuyết về cái tên Langbiang:

Cái tên Langbiang là tên ghép từ câu chuyện tình yêu của chàng Lang và nàng Biang. Hai người này yêu nhau nhưng mà không thể đến được với nhau do khác bộ tộc. Thế là vì tình yêu mãnh liệt nên cả hai đã lựa chọn ra đi để khẳng định tình yêu cũng như phản đối những hủ tục khắt khe của bộ lạc mình.

Khi cả 2 người mất đi, cha của nàng Biang liền hối hận và quyết định thống nhất các bộ tộc trong làng thành dân tộc với tên gọi là K’Ho. Mộ của hai người chính là 2 ngọn núi Núi Ông và Núi Bà nằm bên cạnh nhau. Người dân cảm động trước chuyện tình chàng Lang và nàng Biang liền ghép tên của 2 người để đặt tên cho ngọn núi này là Langbiang.

sự tích đỉnh langbiang

sự tích đỉnh langbiang

hahaha và vẫn như các bài viết trekking khác đây là phần tuyên bố trách nhiệm:

Leo núi hay trekking là một môn khá kén người chơi, vận động nhiều và hơi nguy hiểm. Vì vậy khi leo núi hay cắm trại qua đêm bạn nên đi nhóm đông người hay có sự chuẩn bị tốt nhất, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. nếu các bạn bị lạc đường hay té trày chân gì đó, không trách mình được đâu nhé. Và đặt biệt là khi gần tới đỉnh núi mình thấy mấy tấm bảng ghi kiểu: không cho cắm trại qua đêm, mà ác đạn là leo nửa đường trời tối rồi sao mà về, thế mà mình leo lên cắm trại luôn kkk)

Và hy vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho mọi người có một chuyến đi thuận lợi và ngắm được nhiều cảnh đẹp hơn. Hẹn gặp lại ở những chuyến trekking tiếp theo

Chân đi không mỏi _Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com

 

Mũi Kê Gà được bao phủ bởi mặt nước xanh rì Sau Ngọn Hải Đăng 125 Năm Tuổi Tại Mũi Kê Gà

2 bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *