Lăng Thoại Ngọc Hầu hay còn được biết đến với tên gọi Sơn Lăng. Là một trong những công trình tồn tại lâu đời từ thời nhà Nguyễn, lưu truyền lại nét văn hóa đặc trưng, mang hơi hướng lịch sử cổ truyền. Hầu như mọi du khách đều đến đây trong chuyến du lịch An Giang của mình.

1. Di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu tại An Giang

Sơn Lăng nằm dưới chân núi Sam, mọi người có thể di chuyển đến Lăng theo (Link Google Map này).còn nếu di chuyển từ Tây An cổ tự theo cuộc hành trình khám phá An Giang lần này thì lăng chỉ cách chùa tầm 500m là đến

Giá vé khi đến tham quan Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng được xây dựng nhằm mục đích lưu truyền lại những di tích lịch sử và là nơi để Ông được an nghỉ. Vì vậy, khi đến đây bạn chỉ cần mang theo một tâm thế tôn kính, nghiêm trang để vào viếng thăm lăng miễn phí

Lăng nằm bên cạnh các di tích khác như Tây An cổ tự, chùa Hang, Miếu Bà Chúa Xứ nhưng không mang một không khí quá ồn ào và tấp nập mà nơi đây có một không khí trang nghiêm, thành kính. Lăng vừa là phần lăng mộ, vừa bao gồm đền thờ, thờ ông Thoại Ngọc Hầu

Hình ảnh kiến trúc bên ngoài lăng thoại ngọc hầu

Hình ảnh kiến trúc bên ngoài Lăng Thoại Ngọc Hầu

Nơi đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến viếng thăm vùng đất Châu Đốc – An Giang này. Lăng được ông Thoại Ngọc Hầu xây dựng nhằm chôn cất thi hài của ông và vợ sau khi băng hà. Ông có ý nguyện chôn vợ chính và vợ thứ ở bên cạnh mộ phần của ông. Nơi đây các chùa chiền được xây san sát nhau, tạo nên một điểm đến du lịch khám phá tâm linh và kiến trúc thú vị, bắt mắt . Phải nhắc đến đó là lăng Thoại Ngọc Hầu.

Lăng được xây dựng nhằm mục đích lưu truyền lại những di tích lịch sử và là nơi để Ông được an nghỉ. Vì vậy, khi đến đây bạn chỉ cần mang theo một tâm thế tôn kính, nghiêm trang để vào viếng thăm lăng miễn phí.

Và đừng quên đọc bài viết: “Top 20 Địa Điểm Nhất Định Phải Đến Khi Đi Du Lịch An Giang” để có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình nhé

2. Giai thoại về ông Thoại Ngọc Hầu

Ông có tên thật là Nguyễn Văn Thoại sinh ra vào thế kỷ 18 tại Quảng Nam con trai ông Nguyễn Văn Lượng, một trong những chiến thần góp nhiều công lao giữ vững bờ cõi. Năm 1815 Nguyễn Văn Thoại được Vua Gia Long cử đi làm Tổng trấn Vĩnh Thanh, khai hoang vùng đất An Giang khai khẩn hơn 200.000 mẫu ruộng, xây dựng hệ thống các kênh đào như kênh Thoại Hà, kênh Đông Xuyên, kênh Tây Xuyên,…xây dựng hệ thống đập, bến,…

Ông đã lập nhiều làng ấp mới, khuyến khích phát triển nghề nông, thủ công nghiệp và góp phần giữ gìn an ninh biên giới để tạo nền tảng phát triển như ngày nay.

Ngoài việc khai khẩn đất hoang thì theo như nhiều tư liệu lịch sử ghi lại, ông cũng đã tham gia vào nhiều trận chiến chống lại quân đội Tây Sơn. Tham gia các hoạt động ngoại giao tại Lào, Xiêm và Chân Lạp.

nhà thời ông thoại ngọc hầu

Nhà thời ông Thoại Ngọc Hầu

Chính thất phu nhân của ông là bà Châu Thị Tế sinh năm (1766- 1826) thuộc tỉnh Vĩnh Long. Khi bà mất được an táng tại triền núi Sam Châu Đốc – An Giang. Ngoài ra ông còn một người vợ thứ tên Trương Thị Miệt (1781-1821)

Được biết ông có hai đứa con trai là Nguyễn Văn Lâm con của bà Châu Thị Tế và Nguyễn Văn Minh con của bà Trương Thị Miệt. Bên cạnh đó ông cũng có một cô con gái nuôi tên Nguyễn Thị Nghĩa có chồng là Võ Vĩnh Lộc. Sau hai vợ chồng con gái nuôi theo Lê Văn Khôi chống phá lại triều đình và bị bắt tử hình. Sau hai người con trai cũng bị thu hồi toàn bộ của cải sau án oan của cha và không còn ai biết đến hành tung của họ.

Ông ra đi khi mới 68 tuổi. Tuy đem lại nhiều công lao lớn cho triều đình nhưng vì nỗi hàm oan đã khiến cho con cháu nhiều đời phải sống trong nỗi khổ cực. Mãi đến sau này, đến đời Vua Khải Định thì ông mới được minh oan và phong thần.

tượng ông Thoại Ngọc Hầu

Tượng ông Thoại Ngọc Hầu

Thế nhưng, người dân An Giang không hề quan tâm đến chức vụ đó. Họ một lòng tôn kính ông vì ông đã mang lại sức sống cho mảnh đất An Giang xưa hoang sơ, hẻo lánh.

3. Kiến trúc đặc trưng tại Lăng Thoại Ngọc Hầu

Sơn Lăng được xây dựng trên nền đá xanh, lưng tựa vào núi Sam hùng vĩ. Lăng Thoại Ngọc Hầu được đích thân ông cho xây dựng khi còn sống, khởi công vào năm 1815 và hoàn thành vào năm 1824. Lăng tọa lạc trên ngọn núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Khi bước vào Lăng, trước hết bạn sẽ phải bước qua 9 bật đá lăng. Khi bước qua các bật đá này, người ta sẽ cúi đầu nhằm thể hiện sự thành kính với người đã khuất. Tiếp đến bạn sẽ bắt gặp ngay một khoảng sân lớn, chính giữa là lăng mộ và đền thờ, hai bên là hai dãy mộ vô danh.

bật tam cấp dẫn vào nơi thờ tượng ông

bật tam cấp dẫn vào nơi thờ tượng ông

Chính giữa khuôn viên lăng chính là mộ của ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân. Điểm đặc trưng ở đây là mộ của thứ thất Dược phẩm phu nhân Trương Thị Miệt sẽ có phần khiêm nhường hơn mộ phần của chính thất phu nhân Châu Thị Tế. Điều trên thể hiện sự kính trên nhường dưới của ông đối với chính thất phu nhân.

Đi sâu vào bên trong sẽ nhìn thấy ngay đền thờ Ông với hai hàng chữ Hán được treo hai bên lối vào. Đền được xây dựng vững chãi, khang trang, thể hiện rõ sự uy nghiêm của người sở hữu thời ấy.

Khi đến đây, bạn sẽ hơi choáng ngợp về mức độ đồ sộ của công trình này. bên trong được bao bọc bởi các lớp tường thành vững chãi, các cổng đúc dày có hình bán nguyệt. Tất cả mang lại cảm giác nghiêm trang, trang trọng khi viếng thăm. Nhìn xa xa những kiến trúc mái nhà cổ kính, bờ tường khắc chữ cổ đậm nét văn hóa của thời Nguyễn xa xưa.

Lăng mộ ông Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ

Lăng mộ ông Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ

Lăng còn lưu lại những kỳ công, chiến tích lớn lao khi ông trấn ải, gìn giữ biên cương, khai hoang, dựng nhà. Gợi nhớ cho đời sau, không được quên công lao mà ông đem lại.

Bên trong lăng còn có nơi lưu giữ những kỷ vật từng được gia chủ sử dụng như mão bằng vàng, các vật dụng nhà hằng ngày chén, bát, muỗng, nĩa… có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia cho đến các loại đồng tiền bằng vàng, bạc từ Châu u các loại đồ gốm, đồ thủy tinh, đồ đồng, đồ bạc, antimon như: nồi, mâm, ấm, chân đèn, hộp đựng nữ trang, ô trầu, chảo, khay, chậu (thau), mâm bồng, đĩa chân cao, ống điếu, lệnh bài…..

4. Lăng Thoại Ngọc Hầu ghi nhớ cội nguồn lịch sử tại An Giang

Khi đến với núi Sam các bạn hãy ghé ngang qua đây để thắp hương, tưởng nhớ người anh hùng đã có công lao to lớn khai hoang mở lối cho vùng đất An Giang này nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngắm nhìn các dấu vết lịch sử cổ truyền độc nhất vô nhị tại nơi đây, với lịch sử hình thành lâu đời của vùng đất Thất Sơn này.

Chân đi không mỏi _Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com