Nếu các bạn có niềm đam mê leo núi và muốn chinh phục đỉnh núi Bà Đen mà chưa có quá nhiều kinh nghiệm và cách leo thì trong bài viết này Điền sẽ hướng dẫn các bạn leo núi Bà Đen bằng đường chùa và xuống bằng đường cột điện
1. Một vài thông tin thú vị về núi Bà Đen
Núi Bà Đen tọa lạc tại tỉnh Tây Ninh, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km, được xem là nóc nhà Nam Bộ với độ cao 986m. Nơi đây từ lâu đã được biết đến như một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút du khách thập phương bởi cảnh quan hùng vĩ, tráng lệ cùng những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.
Và nếu bạn muốn chinh phục thêm một đỉnh núi cao thứ 2 của miền Nam thì có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng Dẫn Leo Núi Chứa Chan Bằng Đường Cột Điện Và Xuống Bằng Đường Chùa để có thêm sự chuẩn bị cho chuyến đi của mình. Ngọn núi này dễ đi và khá dễ dàng với người
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến khu du lịch núi Bà Đen
Để leo núi Bà Đen bằng đường chùa. Mọi người chi chuyển đến khu du lịch núi bà đen, mình sẽ để (Link Google Map ở đây). Sau khi chạy qua cổng chào mọi người sẽ thấy bãi giữ xe.
Giá gửi xe máy tại chân núi Bà Đen là 6.000đ/lượt. Ô tô là 20.000đ/lượt. Mở cửa 24/24 để mọi người thoải mái du lịch (giữ xe mở của 24h ở tháng 1 âm, các tháng còn lại các bạn nên hỏi các anh giữ xe để đảm bảo xuống núi có xe mà về). Gửi xe xong thì chúng ta bắt đầu leo núi thôiiii.
Và nếu như bạn có ý định chinh phục tất cả cung đường Trekking của miền Nam thì hãy tham khảo ngay bài viết: “Top 10 Cung Đường Trekking Tuyệt Đẹp Ở Miền Nam” tại đây mình đã tập hợp những chặn đường đẹp nhất của miền Nam, nhất định sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị
3. Vậy leo núi bà đen đường chùa mất bao lâu?
Tuỳ theo cung đường mà thời gian leo núi Bà Đen sẽ dao động từ nửa ngày đến tận hai ngày.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, leo núi theo kiểu thư thả chụp hình ăn uống nghỉ ngơi thì chọn leo núi Bà Đen bằng đường chùa và xuống bằng đường cột điện thì thời gian trung bình từ 8 – 10 tiếng. Nếu muốn về trong ngày nên bạn hãy bắt đầu leo lên núi vào lúc 6h sáng để 6h tối vừa xuống núi là kịp, trời không quá tối để có thể di chuyển về lại Sài Gòn. Và bắt đầu leo núi vào lúc chiều nếu muốn cắm trại qua đêm để săn mây.
4. Các lưu ý, đồ đạc cần chuẩn bị để leo núi Bà Đen
Những điều cần chuẩn bị về mặc con người khi leo núi Bà Đen
1. Sẵn sàng về mặc tâm lý và thể lực: thật sự thì leo núi Bà Đen không khó, nếu bạn là một người cực kỳ ít vận động thì trước khi leo núi 1 tuần hãy đi bộ quanh công viên nè, chạy nhẹ nhàng như một cách rèn thể lực bảo vệ sức khỏe. Để đến khi leo núi cơ thể của bạn không bị sốc khi phải vận độc quá sức. Khi leo núi ở những chặn đầu tiên tầm 30 phút, nếu bạn thể lực yếu sẽ cảm thấy cực kỳ mệt và muốn bỏ cuộc, lúc này cứ thư thả nghỉ ngơi, uống ít nước và ăn tí đồ ăn xong rồi thì tiếp tục cuộc hành trình thôi. Bạn có cả một ngày để leo núi mà
2. Cách xử lý nếu nhỡ bạn bị trật cổ chân hay các vấn đề khác: đầu tiên các bạn hãy lưu lại số cứu hộ của ban quản lý khu du lịch quốc gia núi Bà Đen sau đây: 027 6387 6587. Nếu có vấn đề cắp bách có thể gọi số ngay để được hỗ trợ
3. Nên đi 2 người trở lên: đi rừng leo núi là một hoạt động khá nguy hiểm, dù bạn có nhiều kinh nghiệm hay ít, nếu nhỡ không mai bị trật cổ chân hay các vấn đề gì đó thì khó mà di chuyển tiếp được, lúc này có bạn đồng hành có thể giúp đở, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.
4. Không nên đùa giỡn quá trớn khi leo núi: Mình tận mắt chứng kiến cảnh một cậu nhóc đùa giỡn với đám bạn của mình, trượt chân và lăn mấy vòng xuống núi. Mai mắn là có cành cây giữ lại không thì chẳng biết chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo. Và đoạn đường xuống núi chân mình đã “nhát” hơn rất nhiều, chẳng dám bước lớn nữa. Khi mà viết mấy dòng này, tưởng tượng đến cảnh lúc đó mình đã nổi da gà rất nhiều, rất nhiều,….
5. Hướng dẫn leo núi và đen bằng đường chùa và xuống bằng đường cột điện
Vậy là chúng ta đã đi qua hết những vật dụng cần chuẩn vị rồi và đây có lẽ là điều mà các bạn trong chờ nhất trong bài này, nó mang tính chất tham khảo là chính. Và mình cũng tuyên bố trách nhiệm trước vì đây mà một hình thức trải nghiệm khá nguy hiểm nên mình sẽ không chịu trách nhiệm nào nếu bạn đi lạc hay có vấn đề gì. Còn bây giờ thì đi thôiiiii.
Sau đây sẽ là các chặn đường để bạn tham khảo để leo núi bà đen bằng đường chùa
Bước 1: Gửi xe tại cổng khu du lịch
Các bạn di chuyển đến cổng khu lịch theo (Link Google Map này) sau đó gửi xe. Đến cổng các bạn mua vé vào cổng chỉ tốn 10k/ người, sẽ có nhiều nơi bán vé vào cổng, không nhất thiết phải mua ở cổng nếu quá đông
Bước 2: Di chuyển lên điện
Khi đã mua vé xong các bạn vào khu du lịch, các bạn sẽ thấy nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới bên tay trái của mình. Tiếp tục di chuyển trên con đường đó đi thẳng vào trong. Các bạn sẽ thấy một cái ngã 4 như hình bên dưới. Chúng ta sẽ quẹo trái, đó là hướng di chuyển lên điện Bà
Sau khi quẹo trái mọi người di thẳng một đoạn nữa là sẽ thấy được những bậc thang đầu tiên. Chúng ta bắt đầu di chuyển lên điện Linh Sơn Thánh Mẫu.
Bước 3: Nghỉ ngơi trong quá trình di chuyển
Từ 30 – 45p đầu tiên trong quá trình leo, mọi người sẽ cảm thấy khá mệt và choáng nhẹ, đo cơ thể chưa kịp thích nghi, cứ từ từ đi chậm chậm nghỉ ngơi, vì đây là đoạn đường dễ đi nhất trong chuyến leo núi lần này
Bước 4: Đến điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Khi thấy được cổng điện như hình bên dưới có nghĩ là mọi người đã đi được 1/3 của chặn đường rồi. Đến điện mọi người có thể thăm quan, thắp nhang, nghỉ ngơi, chụp hình. trên đường tới cổng nhìn bên trái sẽ là ăn của chùa, mọi người có thể ghé đây ăn, tùy hỉ mà gửi tiền lại cho chùa để có những bữa ăn tiếp theo. Nghỉ ngơi một tí rồi chúng ta tiếp tục cuộc hành trình. Du lịch khám phá mà không gì vội vàng
Mình có làm video trực quan hơn khi leo đến điện Bà. Bạn có thể xem ở đây: Hướng dẫn leo núi Bà Đen tập 1
Bước 5: Di chuyển lên hướng tượng Phật niết bàn
Mọi người di chuyển lên hướng tượng Phật niết bạn thoe bản chỉ dẫn như hình bên dưới, sẽ thấy được một cái cầu thang màu vàng, chúng ta sẽ không chi chuyển qua tượng phật mà di chuyển theo cái cầu thang này.
Bước 6: Kết thúc đoạn cầu thang
Đi một đoạn thì những bậc thang và lan can màu vàng này sẽ biến mất. Đó cũng là lúc hành trình leo núi thật sự đầu. Khúc này hay có những con khỉ, mọi người cẩn thận không nó lấy mất cái gì đó lại không vui
Bước 7: Di chuyển lên trụ điện
Ở những đoạn đầu tiên mọi người cứ đi theo lối mòn có đường điện màu cam dọc theo đường đi. Kết thúc đoạn đường điện là một cái trạm điện. Mọi người kiếm chổ mát nghỉ ngơi một tí rồi di chuyển tiếp.
Bước 8: Chặn đường tiếp theo
Mọi người nhìn bên trái của trạm điện có một lối đi. Đó chính là đường lên núi đoạn tiếp theo. Một lưu ý là đường chùa đã rất nhiều người đi, nên cứ đi theo lối mòn. Đừng tí ý đi đường khác hay “mở đường”. Đoạn đường tiếp theo không có quá nhiều dấu hiệu nhận biết như đường đây màu cam, chỉ có lối mòn rất rõ do người đi trước để lại thôi. Bạn cứ tuân thủ quy tắc đừng tự ý mở đường đi là được. Sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như mũi tên được vẽ trên đá
Bước 9: Nghỉ ngơi tại các trạm dừng chân
Sau đó chúng ta cứ di chuyển theo lối mòn lên núi thôi. Ở đoạn đường tiếp theo sẽ có 3 trạm dừng chân, mọi người có thể mua nước, ăn mì tôm. Giá thì cũng khá hợp lý so với trên núi. Ăn xong nhớ dọn dẹp vì các bạn đã để lại quá nhiều rác trên ngọn núi này rồi
Bước 10: Đoạn đá lỡ
Di chuyển đâu đó tâm 15p mọi người sẽ thấy biển cảnh báo núi lỡ như hình bên dưới. Đoạn này bạn cần cực kỳ tỉnh táo và cẩn thận. Vì mình đã chứng kiến cảnh những viên đá to bằng trứng ngỗng rơi xuống những người leo phía dưới. Thật là mai mắn vì những viên đá ấy không rơi vào những bộ phận nguy hiểm mà chị trượt qua da
Bước 11: Nghỉ ngơi, checkin tại mõm đá con rùa
Di chuyển lên độ cao tầm 700m đến trạm dừng chân thứ 2 nhìn phía tay phải, mọi người sẽ thấy một trong những cảnh đẹp nhất của chuyến leo núi lần này, đó chính là mõm đá con rùa. Bạn có thể nghỉ ngơi, checkin tại đây
Bước 12: Di chuyển lên đỉnh núi
Khi chuyển đến chóp con rùa thì mọi người cách đỉnh núi một đoạn rất gần rồi. Cứ nghỉ ngơi từ từ di chuyển thôi. Qua trạm dừng chân thứ 3 mọi người sẽ được du dây, trèo thang trên những vách đá thẳng đứng. Đoạn cuối cũng là đoạn đường thử thách nhất, vì tới đây bạn đã rất mệt rồi
Bước 13: Thưởng thức cảnh đẹp thôi
Sau một chặn đường dài leo núi Bà thì đây sẽ là cảnh đẹp mà mọi người sẽ thấy. Thật xứng đáng đúng không nào. Ở đoạn gần lên này cũng có chổ để mọi người cắm trại qua đê
Mình có làm video trực quan hơn khúc từ điện Bà lên núi. Bạn có thể xem nó ở đây: Hướng dẫn leo núi Bà Đen tập 2
Sau đây sẽ là các chặn đường để bạn tham khảo để xuống núi bà đen bằng đường cột điện
Bước 1: Thăm quan đỉnh núi Bà
Năm 2024 này núi bà có thêm tượng phật di Lặc bằng đá sa thạch lớn nhất thế giới, mọi người có thể tham quan về thưởng thức cảnh đẹp nơi đây
Bước 2: Di chuyển đến khu đỉnh chóp núi
Các bạn lại gần dỉnh chóp checkin lại khu vực có tên là cổng trời như hình bên dưới
Nhìn phía ngoài sẽ thấy bờ rào bằng tôn bao bọc do có công trình xây dựng. Phải băng qua được bờ rào tôn mới có đường xuống núi. Và bạn yên tâm, chủ thầu có chừa đường đàng hoàng để mình đi xuống núi. Tùy theo thời điểm công trình mà có thể bạn đọc bài viết này thì công trình đã xây xong rồi. Bạn cứ đi về phía cổng trời, sau đó nhìn về phía những cây cột điện quân sự, đi về phía đó là lối xuống. Dễ nhất các bạn hãy xem thêm video của mình bên dưới
Video hướng dẫn xuống núi bà đen bằng đường cột điện
Bước 3: Di chuyển đến trạm điện
Khi mọi người đi vòng qua được bờ rào tôn rồi thì sẽ thấy được đường đi nội bộ của Sun group (không đi đường này xuống) rồi thấy cột trạm tín hiệu quân sự. Khúc này công trình đang xây dựng nên đường đi đôi lúc sẽ bị thay đổi, các bạn cứ nhìn đường mòn rồi đi theo đường cột điện xuống thôi.
Và lưu ý sẽ có một đường rẽ xuống bãi đá bỏ của công trình. Đường này không đi được. Chổ xuống núi này cũng là nơi đẹp nhất để ngắm bình minh.
Mình có làm video cảnh báo đường mòn nguy hiểm này, các bạn xem ở giây 46s
Bước 4: Xuống núi thôi
Cứ như vậy mà xuống núi thôi. Đường có các bậc thang khá dễ đi. Vào mùa mưa sẽ có một ke suối nhỏ quanh cột 54, bạn có thể nghỉ ngơi ở đây. Cảm giác cực kỳ thoải mái
Bước 5: Chú ý đoạn xuống gần chân núi
Khi gần xuống tới chân núi, bạn sẽ thấy rẫy của người dân nơi đây. Đây là đoạn khá dễ lạc vì đi đường nào cũng đường. Chính vì thế mình mới khuyên các bạn nên đem theo một chiếc đèn bin để soi đường. Tới đoạn này hẫy chú ý đi theo các mũi tên màu đỏ có dánh dấu trên đá. Vừa đi vừa để ý dây điện chạy dọc trên đầu hoặc một bên.
Xuống chân núi bạn có thể nghỉ ngơi một tí rồi về sài gòn thôiii.
6. Đôi lời gửi đến các bạn leo núi:
nếu các bạn đã đến đây và đọc bài viết này thì chắc hẳn là một người yêu thiên nhiên, vậy hãy cố gắng bảo vệ cảnh quan núi, đừng xả rác lung tung “đừng lể lại gì ngoài những dấu chân, đừng lấy đi bất cứ thứ gì trừ những bức ảnh”. Nếu thật sự quá bất tiện thì bạn hãy tìm những thùng rác, dọc quanh đường đi sẽ có chổ cho các bạn để rác. Để sau này các bạn có chuyến leo núi Bà tiếp theo sẽ thấy những hoa cỏ quanh đường leo núi chứ không phải rác thải hàng loạt như ngày nay.
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com
It’s a pity you don’t have a donate button! I’d most certainly donate to this brilliant blog!
I suppose for now i’ll settle for book-marking and adding your RSS feed
to my Google account. I look forward to brand new updates and will share this site with my Facebook group.
Chat soon!