Mục lục
Hướng Dẫn Leo Núi Chứa Chan | Camping Tại Bãi Dù Lượn
Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi (Gia Lào) là một ngọn núi khá gần Sài Gòn. Là một trong những ngọn núi được các bạn lựa chọn để bắt đầu hành trình leo núi của mình, và nó cũng là một địa điểm cực đẹp là lý tưởng để các bạn cắm trại thư giãn cuối tuần. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn leo núi Chứa Chan bằng đường cột điện, xuống bằng đường chùa và camping tại bãi dù lượn cũ để có thể chuẩn bị tốt nhất cho chuyến leo núi của mình
1. Một vài thông tin thú vị về núi Chứa Chan
Tại sao gọi là núi Chứa Chan?
Theo thông tin mình đọc được từ bài đăng của Báo Mới : Trong thế kỷ 17, quan Việt Hùng đấu tranh với quân Khmer và bị bắt cùng với vợ. Ông thì bị giam lõng ở ngọn núi này. Vợ ông, bị ép làm vợ của vua Khmer, sinh ra một cô con gái tên Mai Khanh. Sau khi cô lớn lên, bà kể cho cô về cha của mình. Cô và cùng với một người nô bộc quyết định tìm cha. Khi họ gặp nhau, gia đình quyết định trốn nhưng bị truy đuổi. Trong cuộc chạy trốn, cả ba tự vẫn trên núi. Người dân xây miếu để thờ ba người này, gọi họ là ông vàng, cô bạc và cậu chì. Núi được đặt tên là Chứa Chan, để chỉ tình yêu thương của gia đình này.
Là ngọn núi cao thứ 2 ở miền Nam với độ cao khoảng 837m so với mực nước biển, nhìn tư xa núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Là nơi các tâm hồn yêu thiên nhiên tề tựu cuối tuần để ngắm hoàng hôn và bình minh. Vậy bây giờ cùng Điền xem cách nào để đến được ngọn núi này nhé
Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: “Hướng Dẫn Leo Núi Bà Đen Bằng Đường Chùa Và Xuống Bằng Đường Cột Điện” nếu bạn có ý định chinh phục thêm đỉnh núi
2. Cách di chuyển đến núi Chứa Chan
Vị trí: nằm tại Xuân Thọ, Xuân Lộc, Đồng Nai, Việt Nam.
Mọi người di chuyển theo (Link Google Map này) sẽ đến được quán Chị Yến. Đến đây, mọi người có thể gửi xe, thuê lều trại, đặt đồ ăn,…
Lúc trước mình hỏi thì quán của chị Yến KHÔNG mở cửa xuyên đêm, nên nếu mọi người muốn gửi xe leo núi thì nên gửi vào ban ngày. Nếu cắm trại qua đêm thì gửi xe vào buổi chiều, sáng hôm sau xuống núi lấy xe
Nên đi leo núi Chứa Chan vào thời gian nào
Mình vẫn luôn khuyến khích mọi người nên leo núi vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo mình với núi Chứa Chan thì nó dễ đi hơn rất nhiều so với nước Bà ở miền Nam. Ở núi Chứa Chan đoạn dốc hay các đoạn đá lỡ không có quá nhiều. Vậy nếu vào một ngày mưa lâm râm, bạn muốn thử leo núi để thử thách bản thân, ngắm cảnh núi rừng vào ngày mưa thì cũng là một trải nghiệm không tệ. Và mọi người nên lưu ý bước chân của mình, vì thường mua nào trên núi hay rừng đều sẽ có “Bé Na”
(Tuyên bố trách nhiệm: Leo núi hay trekking là một hình thức thử thách, trải nghiệm khá nguy hiểm nên bạn đọc bài viết của mình chỉ nên mang tính chất tham khảo. Mình sẽ không chịu trách nhiệm nếu bạn đi lạc hay bị thương)
3. Cách leo núi Chứa Chan bằng đường cột điện
Có 2 cung đường chính leo núi Chứa Chan là đường chùa và đường cột điện, và đơn nhiên trong bài viết lần này mình sẽ dẫn các bạn đi leo bằng đường cột điện vì đây là cung đường rất dễ đi cho người mới.
Nhưng nếu bạn thích đi đường chùa thì cũng không vấn đề gì. Nhiều người nói rằng đường chùa và khó đi, nhưng thật ra cũng dễ đi cả không quá khó như bạn tưởng tượng.Còn bây giờ thì leo núi thôi
Bên hông quán chị yến sẽ có đường mòn đi lên núi. Đường đi cực kỳ dễ, các bạn cứ đi theo lối mòn là sẽ lên được núi, nếu đi vào các dịp đặc biệt, bạn cũng có thể ăn được nhiều trái cây dại quanh đường đi nữa
Bạn sẽ đi dọc theo đường cột điện. Sẽ có 145 cây cột và bắt đầu từ cây số 20. Leo ở những ngon núi dễ này phải có một điều bạn nên nhớ là nên nhìn theo đường cột điện và đi theo lối nòn. Lối mòn ở cung đường này rất rõ. Không như leo đỉnh Langbiang ít người đi và lá thông đôi khi che phủ lối mòn.
Bạn di chuyển hết 140 cây cột điện sẽ thấy một trạm quân sự như hình bên dưới, bạn đừng vào trạm vì đây là khu vực cấm, hãy đi bên hông của nó, đi qua trạm quân sự sẽ đến được bãi cắm trại chính trên núi.
Đi qua bải cắm trại một tí là bạn sẽ thấy ngay được đỉnh chóp núi, đến đây bạn có thể checkin và ngắn nhìn Đồng Nai từ trên cao. Tối đến, những ánh đèn lung linh phía dưới, thật đẹp làm sao
Và mình cũng có làm video hướng dẫn bạn leo lên núi. Mời bạn xem thêm tại đây: Hướng dẫn leo núi Chứa Chan tập 1
3.1 Địa điểm cắm trại trên đỉnh núi Chứa Chan
Ở cột số 135 và đi qua khỏi trạm quân đội là một bãi đất trống và khá bằng phẳng phù hợp với việc cắm trại trên núi Chứa Chan, mọi người có thể chọn 2 vị trí ngày để ngắm hoàng hôn, tẩn hưởng bầu không khí trong lành trên núi
Nhưng với mình. Đây không phải là bãi cắm trại đẹp nhất vì không thể ngắm nhìn thành phố từ trên cao và cũng không thể ngắm trọn vẹn bình minh hay hoàn hôn. Và trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn tới bãi dù lượn, một địa điểm cực đẹp đối với mình nếu các bạn camping tại núi Chứa Chan.
Mời bạn xem thêm clip hướng dẫn tại đây: Hướng dẫn xuống núi và camping bãi dù lượn núi Chứa Chan tập 2
Mà quan trọng những địa điểm này vẫn còn hơi bình thường và không phải chổ mà mình recommend các bạn trong bài viết lần này, vậy hãy lướt xuống phía dưới nhé
Từ đỉnh núi bạn di chuyển đến chùa Gia Lào có thể nghỉ ngơi một xíu để lấy lại sức. Để di chuyển qua bãi Camping các bạn có thể tham khảo những bước sau:
4. Xuống núi bằng đường chùa
Để xuống núi bằng đường chùa, mọi người đi thẳng qua đỉnh chóp sẽ thấy một lối mòn, đó là đường đi xuống núi. Đường đi cũng khá dễ dàng, đi một đoạn sẽ đến chùa Gia Lào hay còn gọi là chùa Bửa Quang
Chùa Gia Lào mang phong cách kiến trúc của chùa Nam Bộ, với Chánh điện được xây dựng theo kiểu mái vòm. Kiến trúc độc đáo này tạo nên một cảm giác trang nghiêm cho ngôi chùa. Là một nơi linh thiêng thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan và tham gia các nghi thức tôn giáo, đây là điểm đến phổ biến để tìm kiếm sự bình yên
Ở đây có tuyến cáp treo để mọi người đi thằng lên chùa, nhưng không có tuyến nào lên thẳng đỉnh núi đâu nhé. Bạn có thể nghỉ ngơi ở chùa một tí trước khi xuống núi
Khi di chuyển một đoạn xuống núi từ chùa bạn sẽ thấy được “cây đa 3 góc 1 ngọn” là một địa điểm tâm linh khá nổi tiếng ở núi Chứa Chan với nhiều sự tích, chuyện li kì xung quanh canh đa này. Xuống núi bạn có thể bắt xe đa ôm. Giá là 60.000D/người
5. Camping tại bãi dù lượn trên núi Chứa Chan
Bước 1: Sau khi nghỉ ngơi các bạn có thể hỏi các vị sư ở đó để di chuyển qua Thuyền Bát Nhã rồi di chuyển qua Ga cáp treo Núi Chứa Chan.
Bước 2: Khi mới đến Ga cáp treo, bạn không cần phải vô ga làm gì mà sẽ thấy một cái khuôn viên trước Ga, mình sẽ đi qua cái khuôn viên ấy thì sẽ đến được bãi dù lượn cũ. Mình sẽ để một cái bản đồ Google Map bên dưới để bạn có thể dễ hình dung đường đi hơn. Và nếu bạn muốn tìm kiểu kỹ hơn thì có thể tham khảo thêm video của mình. Mời bạn xem thêm clip hướng dẫn tại đây: Hướng dẫn xuống núi và camping bãi dù lượn núi Chứa Chan tập 2
Tại đây hội đủ các yếu tố như: bãi đẹp, ít rác, view cực kỳ thoáng có thể ngắn nhìn thành phố từ trên cao, chiều chiều bạn có thể ngắm hoàng hôn. Sáng thì ngắm bình minh ở đằng xa xa. Thật là tuyệt vời đúng không nào.
Đôi lời gửi tới những bạn leo núi
Một kinh nghiệm mình muốn chia sẽ đến cho mọi người đó là nếu cắm trại ở bãi quá trống, tối ngủ sẽ rất lạnh do gió thổi, mọi người hãy tưởng tượng gió sẽ tạt suốt đêm vào lều của mọi người với cái lạnh thấu sương, kkk một trải nghiệm đáng nhớ. Mội trong những trải nghiệm tuyệt vời khi cắm trại trên núi đó là ngắm nhìn khung cảnh thành phố về đêm. Trong tay bạn đang là ly cafe ấm nóng, gió thổi hiu hiu và ngắm nhìn biển trời. Thật đẹp làm sao
“Đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân” vì bạn là những cô/cậu xinh đẹp mà nên đừng xả rác tại đây nhé. Và cũng hi vọng bài hướng dẫn leo núi Chứa Chan của mình dễ hiểu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, có thể bình luận ngay ở phía bên dưới và liên hệ ngay với mình
Và mình chúc các bạn sẽ có một chuyến leo núi cắm trại thật tuyệt vời nhé!.
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com