Mục lục
Bài đăng mới nhất
Hướng dẫn trekking núi Dinh Vũng Tàu | Chinh phục đỉnh La Bàn
Hướng Dẫn Leo Núi Bà Đen Bằng Đường Chùa 2024
Hướng dẫn chi tiết chinh phục đỉnh Langbiang cao 2167m
Thailand
Africa
Bí Quyết Tham Quan Khu Du Lich Núi Cấm An Giang Có Thể Bạn Chưa Biết
Núi Cấm An Giang hay thường được gọi là núi Ông Cấm, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại An Giang. Đây là một vùng đất tâm linh kỳ bí, là một trong những địa điểm đặc trưng của vùng đất này. Ngoài ra khi đến bạn sẽ cảm thấy hơi choáng ngợp về các kiến trúc du lịch, tâm linh tại nơi đây
1. Sơ lược về khu du lịch núi Cấm An Giang
Núi Cấm hay được biết đến là Thiên Cấm Sơn, địa chỉ tại huyện Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang. Hằng năm khu du lịch này đón hơn hàng nghìn khách du lịch từ thập phương đến tham quan. Núi Cấm có độ cao 700m so với mực nước biển, hay còn được gọi là nóc nhà ở miền Tây Nam Bộ. Vì ở miền Tây nên vùng đất này cũng được ông trời trù phú cho thời tiết thoáng mát, yên bình và thư thái rất phù hợp với việc du lịch.
2. Hướng dẫn di chuyển đến khu du lịch núi Cấm An Giang
Và tiếp theo trong cuộc hành trình lần này chúng ta sẽ đến núi Cấm An Giang
Là 1 trong “Top 20 địa điểm du lịch nhất định phải điến khi đi du lịch An Giang“ nếu bạn muốn biết 19 địa điểm là lại là nơi nào thì hãy đọc ngay bài viết đó của mình nhé!
Để đến được đây các bạn di chuyển theo (Link Google Map này) sẽ đến được cổng khu du lịch núi Cấm. Vé vào cổng là 10 ngàn/ người. Bạn mua vé và chạy thẳng vào trong một đoạn khoảng 500m là tới chổ gửi xe.
Khi bắt đầu đến địa điểm du lịch, tùy theo sức khỏe và nhu cầu cá nhân mà các bạn có thể lựa chọn thêm 3 cách sau:
2.1 Di chuyển bằng cáp treo lên núi Cấm
Để di chuyển đên ga cáp treo núi Cấm, bạn di chuyển theo (Link Google này)
Bảng giá vé cáp treo tham khảo tại núi Cấm như sau:
- Người lớn giao động 180.000 VND/vé khứ hồi, 120.000 VND/vé 1 chiều lên, 100.000 VND/vé 1 chiều xuống
- Trẻ em 0,9 – 1m: 90.000 VND/vé khứ hồi, 60.000 VND/vé 1 chiều lên, 50.000 VND/vé 1 chiều xuống.
Lưu ý: những trẻ em thấp dưới 0,9m sẽ được miễn phí vé
2.2 Di chuyển bằng xe ôm
Tại khu du lịch núi Cấm này sẽ không cho bạn tự chạy xe lên núi mà phải sử dụng xe của khu du lịch. Mình gọi vui đấy là “xe ôm”. Giá vé là 120k/lượt lên và xuống núi. Và mình cũng đã trải nghiệm thử xe của những chú “đa ôm” ở ngoài cổng, các bạn chỉ cần trao đổi giá rõ ràng, nói các chú ấy chở bên đến 1, 2 chổ nữa trên núi để chơi. Đảm bảo bạn sẽ có được một trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ
2.3 Di chuyển bằng căng hải
Leo núi Cấm nói dễ không dễ, nói khó không khó vì đường đi không dốc mấy và có rất nhiều đường để đi lên núi, thật sự rất nhiều đường, và xung quanh đường đi lên núi cũng có khá nhiều nhà dân sinh sống tại đây nên bạn cũng không phải sợ đói. Nhưng thật sự thì đường leo lên núi khá nhiều, có đường lớn cho xe chạy lên nữa nên bạn cân nhắc trước khi
3. Thời gian phù hợp để ngắm vẻ đẹp thiên phú của núi Cấm
Bạn không muốn phải mất công chuẩn bị, sắp xếp và di chuyển để đi du lịch, nhưng tới nơi mọi thứ không như bạn tưởng tượng đâu mà đúng không. Vậy nên nếu bạn lựa chọn núi Cấm là điểm du lịch tiếp theo thì nên lựa chọn đi vào những mùa như sau
Mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3: thời điểm này mọi thứ đều được tái sinh, một màu xanh mơn mởn bao phủ cả ngọn núi. Tiếng chim tung tăng hót líu lo sẽ làm cho bạn cảm thấy nô nức và rộng ràng hơn đấy. Ngoài ra nếu đi vào các dịp lễ đầu năm các bạn còn có thể cầu bình an cho gia đình nữa đấy.
Dịp lễ bà tháng 4 âm lịch hằng năm: vào mùa này du khách đến đây xin cũng rất đông. Bạn có thể đến xin lộc, trả lễ và tìm hiểu thêm các hoạt động văn hóa tại đây.
Tháng 8 âm lịch: là tháng người dân Khmer tổ chức ngày tết Dolta. Họ xem ngày này quan trọng như Tết Nguyên Đán của người dân tộc Kinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem lễ hội đua bò Bảy núi nữa đấy.
4. Các địa điểm bạn nên tham quan tại núi Cấm
Bạn tốn công sức để đến núi Cấm nhưng vẫn chưa biết ở nơi đây có gì thú vị thì cùng Điền tìm hiểu tiếp nhé!
4.1 Chùa Phật Lớn
Chùa Phật Lớn là một ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, lúc bấy giờ trong chùa có thờ tượng phật cao 1,8m. Ở thời đấy, pho tượng này gây ấn tượng vì độ cao lớn, chùa được xây dựng trên một mảnh đất trống bên triền núi. Chùa tọa lạc tại độ cao 526m so với mực nước biển.
Sau quá trình bào mòn của thời gian, chùa cũng được tu sửa trở nên khang trang hơn. Đặc biệt, vào năm 2004 chùa bắt đầu xây dựng công trình tượng phật Di Lặc cao 33m, sau một năm chùa tượng cũng hoàn thành và đưa vào hoạt động tôn giáo.
4.2 Chùa Vạn Linh
Chùa được xây dựng như một đỉnh tháp trên núi Cấm với tuổi đời từ năm 1927. Chùa bao gồm 9 tầng kể cả tầng mái và tầng trệt. Nằm ở độ cao nhất nhì vùng núi Cấm này, vậy nên đứng từ trên đỉnh tháp bạn có thể nhìn thấy được toàn bộ quang cảnh của vùng đất bao la này.
4.3 Hồ Thủy Liêm
Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước chùa Phật Lớn với diện tích khủng lên đến 60.000 mét vuông. Hồ Thủy Liêm chịu trách nhiệm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương nơi đây.
Vì gần chùa và có địa hình quá đẹp, vào các dịp lễ lớn như rằm quang khách thường đến đây để thả cá phóng sinh. Điều này giúp cho hồ có hệ sinh thái sinh động hơn. Ban quản lý du lịch núi Cấm bảo tồn hệ sinh thái của hồ nên cũng ra sức bảo vệ các loài cá quý hiếm như cá lóc đầu to để giữ vững nét đặc trưng của Hồ
4.4 Tham quan khu du lịch Lâm Viên tại núi Cấm
Đến với khu du lịch Lâm Viên các bạn còn có thể tham gia, vui chơi hết mình tại công viên nước Thanh Long. Một chiếc công viên nước độc đáo với những trò chơi hấp dẫn như hồ sóng nhân tạo, suối thác nhân tạo, khu vui chơi amazon nằm giữa núi rừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào dịch vụ cáp treo nơi đây để ngắm nhìn toàn cảnh Núi Cấm An Giang từ trên cao và thưởng thức các món ăn ngon tại nhà hàng Hoa Anh Đào sau một ngày vui chơi.
4.5 Vồ Bồ Hong
Vồ Bồ Hong còn có một tên gọi khác là Điện Bồ Hong vì trước đây có rất nhiều Bồ Hong đến đây sinh sống. Điện nằm trên đỉnh núi Cấm An Giang, đứng từ đây bạn sẽ cảm giác bản thân nhỏ bé giữa thiên nhiên rộng lớn, xung quanh bảo phủ những quả núi cao, trập trùng. Đây là một trong 3 địa điểm mình được các chú “đa ôm” chở đến
Điền hy vọng mọi thông tin trên sẽ giúp bạn có được một chuyến đi thú vị tại vùng đất Thất Sơn Bảy Núi này nhé.
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com