Khi đến du lịch đến An Giang ngoài tham quan thiên nhiên, thắng cảnh thì các địa điểm du lịch tâm linh là nơi không thể bỏ qua. Bài viết lần này Điền sẽ dẫn các bạn thăm quan một nơi có thể xem đó là một trong những biểu tượng của người dân đạo hồi nơi đây. Trong đó phải nhắc đến Masjid hay thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque, một trong những thánh đường được cho là đẹp nhất vùng Tây Nam Bộ.

1. Đôi nét về Thánh đường Jamiul Azhar Mosque 

1.1 Địa điểm để các bạn thăm quan thánh đường

  • Địa chỉ: Xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hoặc các bạn có thể đi theo (Link Google Map) này
  • Thời gian hoạt động: các ngày trong tuần
  • Vào cổng: du khách có thể dự do thăm quan thánh đường

Vào buổi sáng bạn nên thăm quan Chợ nổi Long Xuyên. sau đó hãy đến thăm quan thánh đường Jamiul Azhar Mosque. Tất cả đã được mình hướng dẫn chi tiết qua bài viết: Top 20 Địa Điểm Nhất Định Phải Đến Khi Đi Du Lịch An Giang. Đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin cần thiết cho chuyến đi.

1.2 Nguồn gốc lịch sử của thánh đường Jamiul Azhar Mosque

Thánh đường phát triển theo từng năm khác nhau, đối với đỉnh tháp của thánh đường được xây dựng vào năm 1929. Đến năm 1959, không gian ở thánh đường được mở rộng. Sau quá trình sử dụng và bào mòn của thời gian thánh đường Jamiul Azhar Mosque được trùng tu vào năm 2012 và đưa vào sử dụng từ ngày 3/8/2014  cho đến nay. 

thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque

thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque

1.3 Những điều cần lưu ý khi đến tham quan thánh đường Jamiul Azhar Mosque

Thánh đường Jamiul Azhar Mosque được người dân nơi đây gọi tôn trọng và đến đây để hoạt động tôn giáo của mình. Vậy nên khi đến với nơi đây các bạn cũng nên lưu ý một vài điều như sau:

  • Ăn mặc lịch sự

Khi đến đây tốt nhất là các bạn nên lựa chọn các loại trang phục lịch sự, kín cổng cao tường để thể hiện sự tôn trọng đối với thánh đường

  • Thời gian viếng thăm thánh đường

Theo phong tục, các Muslim (người theo đạo Hồi) sẽ phải viếng lễ mỗi ngày vào 5 thời điểm rạng sáng trước khi mặt trời mọc, trước giữa trưa, xế chiều, tối và trước khi đi ngủ. Vậy nên, khi đến đây các bạn hãy tính toán kỹ lưỡng về thời gian để có thể xem, chứng kiến, tìm hiểu về cách người đạo Hồi hoạt động tôn giá nhưng chú ý tránh làm phiền đến các Muslim nhé.

Còn nếu bạn là người theo đạo có thể đến tham giao vào các hoạt động tôn giáo của mình

  • Rửa sạch tay, chân và để giày dép ở ngoài trước khi vào thánh đường

Người Hồi Giáo tin rằng việc rửa sạch tay, chân và mặt trước khi vào thánh đường sẽ giúp họ thanh lọc cơ thể và tâm hồn, để có thể chuẩn bị cho việc cầu nguyện. Và có một giếng nước ở phía sau thánh đường, bạn có thể đến đó để vệ sinh trước khi vào

Nơi rửa tay chân trước khi vào thánh đường

Nơi để các bạn rửa tay, chân trước khi vào thánh đường

2. Kiến trúc tại thánh đường Jamiul Azhar Mosque

Thánh đường được thiết kế theo phong cách cổ kính, mang đậm màu sắc của Hồi Giáo. Gam màu chủ đạo của thánh đường là màu xanh ngọc bích và trắng, giúp tôn lên vẻ đẹp văn hóa độc đáo của thánh đường. 

Từ ngoài nhìn vào, ta sẽ thấy cánh cổng đứng sừng sững, kiến trúc gợi hình ngay nét văn hóa của đồng bào người Chăm nơi đây. Bước sâu vào trong là khu vực Maqbara (nghĩa trang) với các bia mộ được dựng đứng hai bên lối dẫn vào thánh đường. 

hình ảnh kiến trúc thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque nhìn từ bên ngoài

kiến trúc thánh đường hồi giáo nhìn Jamiul Azhar Mosque từ bên ngoài

Phía bên cạnh của thánh đường còn được xây dựng thêm một hồ nước, người dân thường sử dụng nước này để thực hiện nghi lễ làm sạch, trước khi vào thánh đường. 

Khu vực hành lễ của thánh đường vô cùng nguy nga, trang trọng. Bên trong cũng được sơn hai màu chủ đạo là trắng và xanh ngọc bích. Ngoài ra, còn khắc các biểu tượng kiến trúc mang đậm màu sắc văn hóa của đạo Hồi. Đặc biệt là những kí tự mặt trăng và lưỡi liềm được điêu khắc ở các cánh cửa ra vào, các bức tranh trang trí của thánh đường. 

ảnh đỉnh chóp của thánh đường

Bên trong thánh đường với một kiến trúc nguy nga, đồ sộ, nối liền cả 3 giang nhà lại với nhau. Bên trên nóc của thành đường sử dụng các tấm kính để hứng trọn ánh sáng thiên nhiên của mặt trời. Tạo cảm giác thông thoáng và sáng sủa cho thánh đường.

Và bạn đừng quên sau khi thăm quan thánh đường chúng ta sẽ đến: “Làng chăm Châu Phong An Giang – một nét đẹp văn hóa của người Chăm”

3. Gợi ý các hoạt động bạn có thể khám phá tại thánh đường

3.1 Tìm hiểu về tôn giáo và văn hóa của người dân nơi đây

Đến đây, bạn có thể sẽ được hiểu thêm về tôn giáo, ý nghĩa và niềm tin tưởng của người dân nơi đây, nếu bạn đủ mạnh dạng và miệng đủ duyên thì có thể trò chuyện với các chú ngồi ở ngoài hiên thánh đường, và bạn sẽ được nghe nghiều chuyến hay ho đây. Họ tôn thờ thượng đế Allah, tin rằng ngài là người giúp cho thế giới của họ được phát triển như ngày nay.

hình ảnh người theo đạo hành lễ bên trong thánh đường

hình ảnh người theo đạo hành lễ bên trong thánh đường

Bên cạnh đó các nàng mê sống ảo thì đến đây là một lựa chọn tuyệt vời để check-in, chụp ảnh kỷ niệm

3.2 Chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm

Thánh đường có vô vàng góc check-in sống ảo lung linh, giúp bạn thỏa mãn đam mê chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm

Cổng dẫn vào thánh đường với kiến trúc trang nghiêm, gợi nhớ nét đặc trưng của đạo Hồi. Bạn có thể chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp tại đây

chụp ảnh cổng vào thánh đường

Check in với con đường dẫn vào thánh đường

Tham quan khiếm trúc bên trong thánh đường. Khi vào bạn nhớ bỏ dép quên ngoài nha.

chụp ảnh bên trong thánh đường

bên trong thánh đường

3.3 Khám phá nét văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây

Vi vu tại khu vực quanh thánh đường, không khó để bạn bắt gặp các hàng quán bán bánh đặc sản như bánh bò thốt nốt, bánh tằm nước cốt dừa, bánh chuối… Tuy có vẻ quen thuộc nhưng mỗi vùng miền sẽ mang lại  một hương vị đặc trưng khác nhau. 

Những chiếc xe tạp hóa di động cũng thường xuyên được bắt gặp trên đường, theo Điền biết đây là một nét văn hóa đặc trưng của người dân Miền Tây ngày xưa. Trên chiếc xe máy tự chế, các cô chú sẽ mua đi bán lại các loại rau củ, bánh cháy và rong ruổi trên khắp nẻo đường để bán hàng còn gọi vui là “Chợ di động” – đặc trưng tại miền Tây 

Bạn có thể di chuyển xung quanh sẽ thấy làng người Chăm và cách họp chợ, rất nhiều đặt sản của vùng đất An Giang mà bạn sẽ tìm được ở nơi đây

4. Những lễ hội lớn tại Thánh đường Jamiul Azhar Mosque 

Hằng năm, thánh đường sẽ diễn ra 3 lễ hội lớn nhất đó là:

4.1 Lễ Maulid là lễ kỷ niệm sinh nhật của giáo chủ Muhammad.

Lễ này thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch theo lịch Hồi giáo. Đây là một lễ hội lớn của người Hồi giáo trên toàn thế giới, thu hút đông đảo du khách tham quan.

4.2 Lễ hội Roja Haji

Đây còn được gọi nôm na là Tết của người Chăm. Lễ hội này thường diễn ra vào 3 ngày đầu của tháng 10 theo Hồi lịch. Vào ngày lễ này họ sẽ đến viếng thăm nhau, làm bánh và thực hiện các hoạt động thiện nguyện

4.3 Lễ Ramadan là tháng ăn chay của người Hồi giáo.

Lễ này thường được tổ chức vào tháng 9 âm lịch theo lịch Hồi giáo. Đây là một lễ hội quan trọng của người Hồi giáo, với nhiều hoạt động tôn giáo đặc biệt.

Vào những dịp lễ hội lớn như này, người Chăm khắp bốn phương sẽ tụ họp về để thực hiện các nét văn hóa lâu đời. Đây là lúc bạn được chứng kiến và trải nghiệm văn hóa độc đáo mà chưa từng thấy. 

Chân đi không mỏi – Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com