Tỉnh An Giang hiện nay có đến 5 nghìn hộ dân dân tộc Chăm đang sinh sống, với dân số lên đến 17 nghìn người. Họ phân chia khu vực sống thành 9 ấp khác nhau. Với cộng đồng dân cư cũng khá đông đúc và phát triển, nên người Chăm đã xây nên một nền văn hóa Chăm sặc sỡ. Hãy đi cùng Điền đến An Giang thăm quan làng chăm châu phong xem có gì đặt biệt nhé
1. Cách để bạn đến với làng văn hóa người Chăm
Địa chỉ: Trường THCS Châu Phong, Châu Phong, Tân Châu, An Giang, Việt Nam hoặc bạn cũng có thể đi theo (Link Map này). Vì đây là một ngôi làng, không phải một địa chỉ cố nịnh nên bạn cứ đến theo địa chỉ mình đã Gim và đi xung quanh làng
Một lời khuyên mà mình muốn dành cho các bạn đó là nên thăm quan thánh đường sau đó hãy di chuyển đến làng và tìm hiểu văn hóa nơi đây. Tất cả đã được mình đề cập trong bài viết: “Khám Phá Thánh Đường Hồi Giáo Jamiul Azhar Mosque – Một Nét Đẹp Độc Đáo Tại An Giang“
Nếu bạn từ phương xa đến có thể chọn lựa hình thức phù di chuyển tiện lợi, phù hợp như xe máy để tham quan. Mình nhớ đợt mình đi nơi đây cũng đang dần phát triển và hoàn thiện, nên vấn đề di chuyển không còn quá phức tạp, đường cũng hơi nhỏ nên xe quá to vào sợ không ổn. Bạn chỉ cần băng qua con đò Châu Giang nối liền từ Thành phố An Giang, bạn sẽ đến được ngay làng văn hóa người Chăm.
Và nếu bạn có một chuyến đi di lịch An Giang dài ngày thì đừng quên tham khảo lịch trình chi tiết cho chuyến du lịch An Giang 2 ngày một đêm của mình. Tất cả đã được mình đề cập trong bài viết: “Top 20 Địa Điểm Nhất Định Phải Đến Khi Đi Du Lịch An Giang“
2. Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Chăm tại Châu Đốc – An Giang
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa rực rỡ riêng, tuy nhiên bạn đã biết rõ các bản sắc ấy như thế nào chưa? Hôm nay hãy cùng Điền tìm hiểu về nét bản sắc văn hóa của người Chăm nhé
2.1 Hệ thống chữ viết riêng
Người Chăm sử dụng chữ viết riêng của mình. Ngày nay họ rất cố gắng để giữ gìn bản sắc dân tộc riêng của mình. Trẻ em từ 6 tuổi bắt đầu được thực hiện giáo dục theo văn hóa chữ viết của người Chăm và chữ viết phổ thông.
Ban đầu, các trẻ em sẽ được học và hiểu về Kinh Qur’an, biết cách hành lễ… Điều tuyệt vời đối với các em đồng bào là lớp học này sẽ được miễn phí hoàn toàn và lớp học được sáng đèn vào mỗi buổi tối lúc 18 giờ.
Và sau khi bạn thăm quan làng Chăm Châu Phong xong chúng ta sẽ đến với “chùa Huỳnh đạo, một trong những ngôi chùa to nhất tại An Giang với hơn 50 bức tượng”
2.2 Tín ngưỡng – tôn giáo của người dân nơi đây
Nơi đây người Chăm xây dựng lên đến 12 thánh đường và 16 tiểu thánh đường, trải dài khắp các làng xã.
Đến với làng văn hóa người Chăm tại Châu Đốc – An Giang, các bạn không khó để có thể tìm ra các thánh đường. Các nét kiến trúc cổ kết hợp với hai màu sắc chủ đạo xanh ngọc bích và trắng tạo nên nét nhận diện thương hiệu đặc trưng.
Nơi đây người dân tin tưởng và tôn sùng đạo Hồi. Đặc biệt vào các thứ 6 hằng tuần, người nam trong làng phải đến làm lễ 5 lần, vào các buổi sáng mặt trời đang mọc, trước giờ trưa, giữa chiều, mặt trời lặn và tối.
Mỗi người Hồi giáo có quan niệm rằng, phải đến với thánh đường Hồi giáo Macca ở Ả Rập Xê Út (nơi xuất thân của kinh Korah được tôn thờ). một lần thì mới hoàn thành quá trình tu luyện của mình, không còn bất cứ nuối tiếc gì.
2.3 Nét đặc trưng thông qua trang phục người Chăm
Khi bắt gặp một cô gái hoặc chàng trai người Chăm bên ngoài, sẽ không khó để bạn có thể nhận ra họ. Vì họ thường xuyên sử dụng xà rông, không phân biệt nam nữ.
Đối với nam giới thì họ thường đội nón vải và nữ giới thì họ sẽ choàng khăn the Mat’re che tóc. Có một sự thật thú vị rằng dân tộc Chăm đa số sống tại các vùng ven sông nước nên người Chăm rất giỏi với việc di chuyển trên sông nước. Họ thường sinh sống bằng nghề chài lưới, mua bán và nông nghiệp.
Theo ông bà xa xưa cũng vì kinh nghiệm và kỹ năng trên sông nước hơn người, nên chúa Nguyễn đã cử cộng đồng người Chăm sinh sống dọc bên bờ sông Hậu để giữ ải biên cương cho đến ngày nay.
2.4 Nhà sàn một nét đăc trưng về kiến thức nhà ở của người dân nơi dây
Họ thường sống trên các căn nhà sàn cao cẳng, làm bằng gỗ hoặc gạch đá. Ngày xưa do địa hình sống gần sông nước và rừng nên đến mùa ngập lụt, nước sẽ dâng cao,về đêm thú dữ như cọp, voi rình rập. Để khắc phục tình trạng trên nên người dân Chăm xưa đã quyết định xây dựng các căn nhà sàn cao để bảo vệ an toàn và lưu giữ cho đến bây giờ.
3. Lễ hội, phong tục lớn tại làng mà bạn có thể tham dự
Người đồng bào Chăm thường có 3 lễ hội lớn trong năm gồm:
3.1 Lễ Ramadan (lễ hội nhịn ăn)
Thường bắt đầu vào tháng 9 theo lịch riêng của người Chăm hay vào ngày 6/5 theo lịch dương và kéo dài 70 ngày. Vào tháng này người dân sẽ nhịn ăn, nhịn uống, không hút thuốc… từ khi mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Vào tháng này các việc như đọc kinh Korah, làm thiện nguyện cũng được khuyến khích.
Sau lễ hội Ramadan người dân tộc Chăm sẽ bước tiếp vào lễ hội Roya
3.2 Lễ hội Roya Haj
Đây còn được gọi nôm na là Tết của người Chăm. Lễ hội này thường diễn ra vào 3 ngày đầu của tháng 10 theo Hồi lịch. Vào ngày lễ này họ sẽ đến viếng thăm nhau, làm bánh và thực hiện các hoạt động thiện nguyện …. Ngày này, các thánh địa hồi giáo cũng bắt đầu mổ trâu, bò để ăn mừng sau một năm làm việc vất vả. Nên các du khách đến đây vào thời gian này cũng sẽ được hưởng niềm vui hân hoan và được tiếp đón nồng nhiệt.
Để chào đón ngày vui này, họ còn tổ chức văn nghệ, ca hát với giai điệu và bài hát riêng, bên cạnh chiếc khăn truyền thống Mat’re, tạo cảm giác nhung nhớ không nguôi.
3.2 Lễ hội Maulid là lễ kỷ niệm sinh nhật của giáo chủ Muhammad
Đại lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh Nabi Muhammad, người được xem là thiên sứ cuối cùng của đấng Ala khai sáng tôn giáo Islam bằng tinh thần đúng đắn và cuộc sống đạo đức.
4. Làng dệt thổ cẩm của người Chăm
Phụ nữ Chăm rất khéo tay, họ chỉ với các thiết bị dệt thủ công thô, sơ. Qua bàn tay điêu luyện, những sợi tơ được dệt đan thành các xấp vải đa sắc màu, hoa văn bắt mắt.
Ngoài ra, người Chăm còn có một làng dệt thổ cẩm nổi tiếng nằm tại xã Châu Phong. Đến với nơi đây, ngoài việc mua các loại thổ cẩm đã được dệt sẵn, các bạn còn có thể thuê các loại trang phục của người Chăm để mua về làm quà biếu tặng hay checkin sống ảo. Nếu đến đúng khung giờ làm việc (từ 8 giờ sáng đến 11 giờ và trưa thì các cô chú sẽ nghỉ trưa 2 giờ đồng hồ) bạn còn nhìn thấy tận mắt cảnh các cô, chú nơi đây thực hiện việc dệt thủ công tại chỗ.
Còn chần chờ gì nữa, Đi làng Chăm Châu Phong ngay thôi nào
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Với một chuyến đi đến làng văn hóa người Chăm đã giúp cho chúng ta mở mang rất nhiều kiến thức về văn hóa về phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc anh em Chăm. Điền hy vọng các thông tin trên sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về cộng đồng người Chăm một cách toàn diện.
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com