Nhà Mồ Ba Chúc, nơi ghi lại dấu tích lịch sử thảm thương của hơn 3 nghìn người dân vô tội trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia năm xưa. Và tiếp tục trong cuộc hành trình khám phá An Giang lần này cùng Điền. Chúng ta cùng đến đây để thăm quan và hiểu thêm một phần nào những sự việc đã xẩy ra trong quá khứ để thấu hiểu hơn, quan tâm hơn và trân quý thời gian bình yên hiện tại

1. Sơ lược về nhà mồ Ba Chúc

Nhà mồ Ba Chúc tọa lạc tại An Định, Tri Tôn, An Giang. Bạn có thể đến đây theo (Link Google Map này). Nhà mồ mở cửa từ lúc 6g sáng đến 5g chiều hằng ngày.

Nhà mồ được xây dựng vào năm 1979 với kiến trúc đơn giản nhưng trang nghiêm, ghi nhớ danh xưng của những người dân vô tội năm xưa. Tại khu vực tưởng niệm đã được xây dựng bia đá, tượng đài tưởng niệm và  một khu vực chôn cất hài cốt của các nạn nhân.

Đến đây tham quan, du khách sẽ có một cung bật cảm xúc trầm lặng vì nơi đây lưu lại quá khứ khi xưa quá man rợ. Nhà Mồ đã trở thành bản cáo trạng chân thật dành cho bọn Pol Pot tàn nhẫn. Ngoài ra, còn thể hiện tinh thần kiên cường, ý chí bất phục của quân đội anh hùng nước nhà, đã đứng lên ngăn chặn bọn chúng. Vào ngày 10/7/1980 di tích này được ghi danh Di tích lịch sử quốc gia, nếu đến An Giang mọi người hãy ghé ngang đây nhé. 

Bia đá bên ngoài khuôn viên Nhà Mồ

Bia đá bên ngoài khuôn viên Nhà Mồ

Theo mình Nhà mồ là một trong “20 địa điểm mà bạn nhất định phải đến khi đi du lịch An Giang” không chỉ là một cuộc hành trình khám phá mà là còn để ta hiểu hơn là quá khứ và lịch sử dân tộc

2. Tìm hiểu lịch sử đau thương tại nhà mồ Ba Chúc năm xưa 

Xã Ba Chúc nằm dưới chân dãy Thất Sơn Bảy Núi. Giáp ranh với Campuchia. Người dân nơi đây sống yên bình, chan hòa bằng các công việc thủ công, nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Mọi người đều góp phần xây dựng đất nước văn minh phát triển sau ngày giải phóng miền Nam – Việt Nam. Thì bọn Pol Pot lại bắt đầu gây loạn tạo dựng thảm án gây ra từ ngày 18 cho đến ngày 30/4/1978 tại xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc) thuộc tỉnh An Giang. 

Sơ lược về Pôn Pốt (Khmer đỏ), đây là tổ chức cầm quyền tại Campuchia vào năm 1975-1979 dưới sự lãnh đạo công khai của Đảng Cộng sản Campuchia (hay Đảng Cộng sản Khmer). Sau khi bọn chúng lên nắm quyền đã tiêu diệt hơn 1,7 triệu người dân Campuchia. Sau đó, chúng bắt đầu lấn sang khu vực biên giới phía Tây – Việt Nam.

Chúng thẳng tay chém giết các cư dân vô tội. Trong sự sợ hãi một số người đã trốn đến Phi Lai Tự để mong cầu sự bảo vệ, nhưng chúng đuổi cùng giết tận. Đỉnh điểm, sau những ngày đêm đói khát trốn trong hầm trú ẩn của chùa, những trẻ em bên trong vì sau nhiều ngày chịu đói chịu khát nên đã bật tiếng khóc òa. Bọn Pôn Pót phát hiện và thả bom vào trong hầm. Chiếc hầm chật hẹp chứa đựng mạng sống của 40 người, bây giờ trở thành mồ chôn tập thể đẩm ướt máu me.  

Tro cốt của những người xấu số được lưu giữ tại nhà Mồ

Tro cốt của những người xấu số được lưu giữ tại nhà Mồ

3. Kiến trúc nhà mồ Ba Chúc 

Tọa sen trắng

Bên ngoài khuôn viên của nhà mồ là một tọa sen trắng khổng lồ, với 8 cánh hoa úp ngược bao phủ bởi màu sơn trắng. Điều đó mang ý nghĩa an ủi vong linh của người đã khuất và hy vọng cảnh thảm thương ấy sẽ không bao giờ được diễn ra.

Tọa sen trắng được thờ cúng bên ngoài trời

Tọa sen trắng được thờ cúng bên ngoài trời

Phòng trưng bày

Trong phòng này sẽ được trưng bày, những vật dụng mà ngày xưa bọn Pôn Pốt đã dùng để xác hại đồng bào của chúng ta. Những cái lưỡi lê, con dao, cái dùi hay những quả mìn trống cơm cũng được lưu giữ, nhằm gợi nhắc sự tàn ác của bọn chúng 

Nơi đây còn trưng bày những tư liệu hình ảnh về tàn dư của thảm cảnh năm xưa. Hàng trăm cái xác đè lên nhau, nhà cửa, làng mạc đều bị phá hủy. Xác người phơi rải rác ngoài đồng, khiến cho người xem không thể nào cầm lòng trước sự đau thương ấy. 

Khu vực trưng bày hài cốt được xây dựng cao ráo, thoáng đãng cũng như đầy đủ ánh sáng. Khiến cho du khách khi đến đây không có cảm giác sợ hãi hay lo lắng, mà ngược lại còn cảm thấy xót thương cho những người dân vô tội ấy. Hằng ngày, tại nhà mồ Ba Chúc đều được thắp hương khói đầy đủ, giúp trấn an linh hồn của người ra đi.

Nhà trưng bày các bằng chứng tôi ác của bọn Pôn Pốt tại nhà mồ Ba Chúc

Nhà trưng bày các bằng chứng tôi ác của bọn Pôn Pốt tại nhà mồ Ba Chúc

Đã hơn 40 năm trôi qua, mọi đau thương vẫn còn nằm ở đấy nhưng người dân nơi đây vẫn phải sống tiếp trên mảnh đất chôn dao cắt rốn này. Họ cùng nhau đồng lòng, quyết tâm phát triển mảnh đất này. Hằng năm, vào ngày 16/3 âm lịch để tưởng niệm những nạn nhân không may mắn. Buổi lễ này thường thu hút rất nhiều du khách, các tín đồ tôn giáo đến cúng viếng. 

Chân đi không mỏi _Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com