Chùa Lầu hay được biết đến với tên gọi Phước Lâm Tự, là một ngôi chùa với nét kiến trúc độc đáo tại An Giang, nằm trong top 5 những ngôi chùa mang phong cách cổ kính của Xứ sở Phù Tang. Nhưng liệu nơi đây có thật sự xuất sắc như lời đồn. Hãy đi cùng Điền tìm hiểu ngay nhé
1. Sơ lược về chùa Lầu
Và tiếp tục hành trình khám phá An Giang lần này thì sau khi đã thăm quan Rừng Tràm Trà Sư thì chúng ta sẽ đến với Chùa Lầu
Chùa nằm tại: Xuân Tô, Thị xã Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam để đến được đây bạn di chuyển theo (Link Google Map này)
Ngôi chùa này nằm cách vùng trung tâm thành phố Châu Đốc 23 km. Chùa Lầu nằm trong top 5 những ngôi chùa bật nhất về du lịch tâm linh gồm Miếu Bà Chúa Xứ, Tây An Cổ Tự, chùa Vạn Linh và Lăng Thoại Ngọc Hầu, giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương tăng cao.
Để giải nghĩa cho cái tên chùa Lầu thì vô cùng đơn giản. Chùa được xây dựng thành nhiều lầu, mỗi lầu đều được chăm chút tỉ mỉ, cẩn thận, thấy vậy người dân địa phương gọi với cái tên thân thương là chùa Lầu. Tại Việt Nam thì phong cách chùa triền theo Nhật Bản rất ít, theo thống kê thì trên toàn Việt Nam chỉ có 6 ngôi chùa và chùa Lầu là một trong những ngôi chùa có thiết kế độc lạ đấy.
Và đây cũng là 1 trong 20 địa điểm nhất đinh bạn phải đến khi đi du lịch An Giang
2. Thăm quan nét đẹp độc lạ tại chùa Lầu
Chùa Lầu (Phước Lâm Tự) đã có tuổi đời lên đến hơn 130 năm. Nhưng trong quá trình chiến tranh đã bị phá hủy. Sau này, người dân dùng tiền của cá nhân để xây dựng lại với kiến trúc của xứ sở Phù Tang khang trang như ngày nay.
Điều đặc biệt, chùa lầu sẽ không có cổng tam quan như những ngôi chùa khác tại vùng Thất Sơn Bảy Núi này. Chùa chỉ treo một biển hiệu màu vàng đề “Chùa Tam Quan” màu đỏ và được đặt trên hai thanh sắt cao, đậm sắc nét Phật Giáo. Tuy cổng chùa đơn sơ nhưng kiến trúc bên trong sẽ khiến bạn bất ngờ. Hãy đi cùng Điền tìm hiểu ngay nào.
3.1 Khuôn viên lối dẫn vào chùa
Trước khi đến chánh điện, các bạn sẽ bị hớp hồn bởi một khuôn viên ngập tràn các loại hoa từ hoa giấy, hoa mồng gà cho đến hoa cúc, hoa sen…. Các luống hoa đều được các tăng sư ni tại chùa chăm bẵm rất kỹ lưỡng, nở rộ khoe sắc hương.
Chùa có khuôn viên rất rộng thoáng đãng, với hàng cây xoài cao rợp bóng mát. Đến mùa xoài chín sẽ ươm vàng và tỏa hương khắp một mảng trời.
Đi từ ngoài vào trong bạn sẽ thấy tượng Phật Thích Ca đang nằm trên bệ tượng, uy nghiêm, vững chãi. Sau khi hoàn hồn lại chúng ta sẽ bước tiếp đến chánh điện nhé
Khuôn viên chùa Lầu (Phước Lâm Tự)
3.2 Chánh điện chùa Lầu
Chánh điện của chùa đa phần đều được làm bằng gỗ, từ cổng vào cho đến nơi thờ phượng, hiển nhiên gỗ cũng trở thành tông màu chủ đạo của chánh điện.
Tuy nhiên, khi bước vào chánh điện một khí thế uy nghiêm, trang trọng cũng được toát lên. Vào các dịp lễ tết chánh điện sẽ được trang trí thêm đèn lồng đỏ còn góp phần tạo nên nét đẹp uy nghiêm, cổ kính xa xưa.
Đi sâu vào trong là nơi thờ phụng các vị thần, các vị sư có công với chùa. Bên trái và phải của bàn thờ các sư là cầu thang dẫn lên tầng phía trên. Chùa được thiết kế rất thông minh với hai lối cầu thang lên và xuống để giảm tình trạng ùn tắc khi khách thăm viếng đến quá đông.
3.3 Giao diện hơi hướng Nhật Bản
Chùa được xây dựng dựa trên hai tông màu chủ đạo là đỏ và xanh. Mái chùa được lợp bằng ngói, sừng sững hiên ngang giữa đất trời.
Các tay vịn của cầu thang được xếp lại và cố định bởi các thanh gỗ đỏ dài tạo nên hoa văn bắt mắt, mới lạ. Các bật cầu thang lát đá hoa cương tối màu, như vậy càng tôn lên nét sang trọng và đặc trưng của kiến trúc chùa.
Hệ thống khung chính của chùa được làm từ bê tông cốt thép, nhưng bao phủ một lớp sơn đỏ bên ngoài, tạo cảm giác được làm từ gỗ. Tạo cảm giác cao cấp, sa hoa nhưng vẫn thân thiện với quan khách.
4. Một số lưu ý khi đến tham quan chùa Lầu
Vì được thiết kế theo kiến trúc của Nhật, đến đây các bạn sẽ tận dụng được mọi ngóc ngách. Không cần đi đâu xa chỉ cần đến chùa Lầu là các bạn như được hòa mình vào không khí và kiểu cách của Nhật Bản. Các chị em sẽ rất thích phong cách chụp cổ kính nhưng khi diện đồ sống ảo, mọi người nên lựa chọn những trang phục phù hợp nhé
Hoa tươi, trái ngọt làm say lòng quý bằng hữu gần xa, nhưng cũng đừng vì vậy mà ngắt, hái hay làm hư hại các loại hoa trái của chùa nhé. Các sư phải tốn rất nhiều công sức để chăm bón cho chúng đua nhau khoe sắc thắm đấy. Nên các bạn đi chùa lưu ý nhé.
Chụp ảnh tại chùa Lầu
Hy vọng những thông tin mà Điền mang đến sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com