Tọa lạc dưới chân núi Sam hùng vĩ, chùa mang một vẻ đẹp độc đáo. Với lịch sử hơn một thế kỷ, ngôi chùa này không chỉ là một ngôi đền linh thiêng mà còn là biểu tượng kiến trúc nghệ thuật độc đáo, kết nối giữa nền văn hóa Việt Nam và Ấn Độ.

Tiếp tục với cuộc hành trình khám phá An Giang, sau khi thăm quan chùa Huỳnh Đạo chúng ta sẽ đến Tây An cổ tự.

1. Cách để di chuyển đến Tây An cổ tự

Vị trí: nằm ở ngay ngã 3 chân núi Sam. Sau khi “tham quan chùa Huỳnh Đạo” di chuyển đến núi Sam. Chùa nằm ở cuối đường ngay ngã 3 (Link Google Map)
Gửi xe ở đâu để thăm quan chùa: mọi người có thể để xe ở cổng chùa. Nhưng chỗ để khá nhỏ, nếu đông khách du lịch thì sẽ không còn chỗ: với lại không có ai trông giữ, nếu các bạn đi tự túc xe sẽ chở khá nhiều đồ. Giải pháp là gì?
Đó chính là gửi xe ở các bãi ở gần miếu Bà cách đó 100m. Bạn có thể chạy lại đây để gửi xe, sau đó đi bộ quanh chân núi để khám phá. Sẽ có các địa điểm như: Tây An cổ tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Miếu Bà chúa xứ

Và đừng quên xem ngay bài viết: “Top 20 địa điểm đẹp nhất khi đi du lịch an giang” để không bỏ lỡ địa điểm nào nhé

2. Lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa to lớn

Theo sách: “Đại Nam Nhất Thống Chí” có đoạn viết về Chùa Tây An Cổ Tự

Chùa Tây An được xây dựng vào năm 1847, dưới thời vua Thiệu Trị được Tổng đốc An Giang và Hà Tiên là Doãn Uẩn thành lập vì được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bờ cõi phía Tây

Kiến trúc bên ngoài Tây An Cổ Tự

Kiến trúc bên ngoài Tây An Cổ Tự

Năm 1861, Hòa thượng Hoàng Ân cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

Trong quá trình phát triển, chùa Tây An đã trải qua nhiều đời trụ trì và trùng tu. Với mỗi giai đoạn lịch sử, chùa Tây An mang đến một cảm nhận, một ý nghĩa riêng biệt, là nơi gắn kết cộng đồng và duy trì tinh thần tín ngưỡng của nhân dân An Giang qua thời gian.

3. Di tích lịch sử quốc gia

Chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

đã công nhận chùa tây an là di tích nghệ thuật cấp quốc gia

Bảng công nhận chùa Tây An là di tích nghệ thuật cấp quốc gia

Cái tên gọi Tây An bắt nguồn từ việc tổng đốc Doãn Uẩn đánh bạu được quân xiêm la nên xây dựng chùa và đặt tên là Tây An để mong cầu bình yên cho người dân nơi đây được bình an, an cư lạc nghiệp sau này.

4. Kiến trúc của ngôi chùa

Kiến trúc có sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa Việt Nam và Ấn Độ

Chùa Tây An được xem như một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật kết hợp giữa phong cách truyền thống Việt Nam và Ấn Độ. Với kiến trúc cổ xưa, chùa Tây An toát lên vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm. Điểm đặc biệt là ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, tô điểm bởi sắc màu sặc sỡ nhưng vô cùng hài hòa.

kiến trúc chùa Tây An giao thoa văn hóa Ấn Độ và Việt Nam

Kiến trúc chùa Tây An giao thoa văn hóa Ấn Độ và Việt Nam

Kiến trúc của chùa Tây An không chỉ đơn thuần là một sự kết hợp giữa hai nền văn hóa mà còn là sự hòa quyện tinh tế giữa các yếu tố kiến trúc, nghệ thuật và tâm linh. Với mỗi chi tiết điêu khắc, mỗi đường nét trang trí, chùa Tây An đều kể lên một câu chuyện về sự hòa hợp và tôn vinh văn hóa dân tộc

Kiến trúc, tượng Phật bên trong chùa Tây An

Đến với Chùa Tây An, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng nghìn tượng Phật và các vị thần trong chùa, được điêu khắc công phu. Ngoài ra, các hoành phi và câu đối rực rỡ màu sắc cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua.

chính điện chùa Tây An

Chính điện chùa Tây An

Chùa Tây An không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp kiến trúc mà còn bởi bầu không khí thanh bình và linh thiêng. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự bình yên trong tâm hồn và cầu nguyện cho những điều tốt đẹp.

Phía trước chùa có tượng Quan Âm Thị Kính bồng con. Đây cũng làm một điều đặt biệt của chùa. Người dân châu đốc mỗi khi muốn cầu điềm lành, cầu mong mình sẽ có một đứa con thường nghĩ ngay đến đây.

tượng quan âm thị kính bồng con

Tượng Quan Âm Thị Kính bồng con

Bạn có thể đến thăm quan, viếng phật cả ngày lẫn đêm. Về đêm ngôi chùa vẫn lung linh sáng đèn chào đón du khách thập phương.

5. Phật thầy Tây An

Ông đã làm được rất nhiều việc như khai hoang ruộng đồng quanh vùng 7 núi An Giang, là một chí sẽ yêu nước ông đã để chùa trở thành căn cứ chống Pháp. Ông có rất nhiều đệ tử như Trần Văn Thành, Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyển,… đó là những người từng một thời làm giặc Pháp phải khiếp sợ vùng Bảy Núi. Ngoài việc tu hành, ông còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân. Sau khi ông mất người dân ở đây suy tôn với danh hiệu là Phật thầy Tây An.

mộ phật thầy tây an

Mộ phật thầy tây an

Một vài lưu ý cho bạn khi đến chùa:

  • Nếu đến và lúc chiều tối hay lúc các thầy đọc kinh có thể nói nhỏ nhẹ
  • Nên lựa chọn trang phục phù hợp khi vào chùa

Hy vọng bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời khi thăm quan chùa

Chùa Tây An Cổ Tự không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Đốc mà còn là biểu tượng của nền văn hóa và kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Khám phá ngôi chùa này, du khách sẽ được trải nghiệm không gian linh thiêng, tinh tế và thư thái giữa lòng xứ sở An Giang. Chùa Tây An Cổ Tự không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một hành trình khám phá văn hóa và tâm linh đầy ý nghĩa.

Chân đi không mỏi _Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com