Chùa Long Sơn một ngôi chùa tọa lạc tại Châu Đốc – An Giang và chỉ cách chùa Bà Chúa Xứ 2,5 kí lô mét. Một trong những địa điểm du lịch tâm linh tại An Giang. Và tiếp tục trong cuộc hành trình khám phá An Giang lần này, chúng ta sẽ ghé thăm chùa Long Sơn
1. Sơ lược về chùa Long Sơn
Địa chỉ: Xã Vĩnh Phước, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Để lên được chùa, các bạn chạy xe máy từ hướng “Lăng Thoại Ngọc Hầu” qua, đi theo Link Google Map này sẽ thấy đường chạy lên núi. Tuy đường khá to và không quá dốc nhưng bạn vẫn nên đi cẩn thận
Chùa Long Sơn mang đậm nét cổ kính, gần gũi với thiên nhiên, mang lại một bầu không khí cực kỳ trong lành. Ngoài ra, nơi đây còn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng tại Núi Sam, thuộc top những địa điểm hành hương được rất nhiều các Phật tử hướng về. Ngoài ra, đây cũng là một trong những địa điểm dừng chân để du khách tiếp thêm năng lượng cho tâm trí. Ở mọi độ cao khác nhau chùa sẽ mang đến một quang cảnh đặc trưng riêng, nên có dịp mọi người ghé ngang qua chùa tham quan, Điền tin rằng các bạn sẽ rất thích quan cảnh nơi đây đấy.
2. Thăm quan chùa Long Sơn
Đến với vùng đất tâm linh này, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn để tham quan khám phá. Tuy nhiên, Chùa Long Sơn là nơi bạn không nên bỏ qua vì có rất nhiều điều đặc biệt. Chùa được xây dựng với lối kiến trúc cổ, những nét đẹp ấy được thể hiện từ các vách tường, cổng chào cho đến mái ngói đỏ đặc trưng. Đi cùng Điền để khám phá ngay nào
2.1 Cổng Tam Quan dành riêng cho người đi bộ
Cổng được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, bao gồm ba lối vào. Mái ngói màu xanh lục kết hợp những họa tiết độc đáo màu đỏ gạch đậm nét kiến trúc cổ tự.
Chính giữa lối vào được treo biển khắc họa tên chùa bằng Hán tự và tiếng Việt. Tiếp đến là hai bên cột chính chống đỡ mái che được dựng lên bởi các viên gạch chồng chất lên nhau, sau khi hoàn thành còn được khắc họa dòng chữ Hán tự trên nền đen.
Hai dòng chữ trên với ý nghĩa kêu gọi mọi người khi đến chùa chỉ mang lại niềm vui, gạt bỏ mọi hồng trần để hướng thiện.
Nếu bạn thăm quan chùa xong và đi theo danh sách “Top 20 địa điểm nhất định phải đến khi đi du lịch An Giang” thì tiếp theo chúng ta sẽ lên quảng trường tình yêu
2.2 Chánh điện chùa thanh tịnh
Bên ngoài chánh điện sẽ có bốn vị thần hộ pháp,đại diện cho bốn phương trời Đông tây nam bắc. Xua đuổi các tà khí, giữ gìn phật pháp và chăm lo gìn giữ bốn phương trời.
Các vị thần hộ pháp phía ngoài chánh điện
Phía bên trái của chánh điện nhìn xa xa sẽ thấy những cách đồng, những ruộng lúa xanh mơn mởn, nếu đến đúng mùa lúa chín bạn còn cảm nhận được hương sữa dịu dàng thoắt ẩn thoắt hiện trong làn gió mát dịu.
Nếu nhìn gần lại những bông hoa phượng nở rộ cũng tạo điểm nhấn cho cung đường dẫn vào chùa trở nên sinh động, bắt mắt hơn nữa đó.
Bước vào bên trong, là nơi thờ phượng các vị thần. Hầu như mọi người khi đến đây đều sẽ cảm nhận được sự yên bình từ sâu bên trong tâm hồn. Mọi suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ được làm sạch, giúp cho tâm trí của con người trở nên thư thái hơn.
Bên trong chánh đường nổi bật với hai màu chủ đạo là đỏ gạch và màu vàng. Chùa được xây dựng theo kiểu cách nối liền các gian lại với nhau bằng một cánh cổng hình cung độc đáo. Phía trên còn khắc họa biểu tượng màu vàng đồng của Phật giáo.
Đi ra phía sau chùa bạn sẽ bắt gặp được một chiếc hồ. Dọc quanh thành hồ được trang trí bởi màu xanh tươi mới của các thể loại cây cảnh. Hồ được xây dựng với nắp vòm mở, làn gió theo các cánh cổng nối các gian nhà tạo nên không khí bên trong chánh điện.
2.3 Khuôn viên chùa Long Sơn
Khuôn viên chùa có rất nhiều cây, có cả những Cây Bồ Đề một trong những loại cây được tôn thờ nhất trong Phật giáo. Vì theo sự tích xưa kia, Đức Phật đã chọn ngồi dưới tán cây Bồ Đề để tu thành chánh quả.
Khi đến khuôn viên chùa, bạn sẽ thấy Phật mẹ Quan m, Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai đang ngồi xếp bàn dưới tán cây bồ đề hằng trăm năm tuổi.
Chùa Long Sơn là một trong những địa điểm tham quan, thư giãn và gần gũi với thiên nhiên. Sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái đầu óc sau những chuỗi ngày bận rộn, vất vả. Hãy đi cùng Điền tham quan tiếp những địa điểm xinh đẹp trên đất nước Việt Nam của mình nhé.
Chân đi không mỏi _Điền
Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com