An Giang là làm một đất đẹp và linh thiên của vùng Đông Nam Bộ. Đến đây bạn sẽ thấy được những ruộng lúa xanh ngắt, chùa chiền, những cây chà là xanh ngắt,..và chắc chắn phải nhắc đến những danh lam thắng cảnh. Tất cả những điều tuyệt vời đó tạo thành biểu tượng, đặc sắc riêng ở nơi đây. Đợt đấy mình đi du lịch 2N1D bằng xe máy từ Sài Gòn mà chỉ tốn khoảng đâu đó 2 triệu. Khá tiết kiệm và không mấy tốn kém.

Và bài viết này mình muốn sẽ gửi đến bạn 20 địa điểm nhất định phải đến khi đi du lịch An Giang

Những địa điểm du lịch đẹp nhất của An Giang

Với mình, An Giang có một điểm gì đó rất lạ, nếu ta không đi thì chẳng thể nào biết được. Mình chạy đến An Giang là khoảng 5h sáng, qua phà Phà An Hoà và ngắn bình minh trên sông Hậu. Phải nói nó đẹp làm sao, ta đắm mình giữa thiên nhiên, thật nhỏ bé và cũng thật đẹp. Phà sẽ chở mọi người đến chở nổi Long Xuyên. Đó cũng là địa điểm tiếp theo mình khám phá

1. Chợ nổi Long Xuyên

Địa chỉ: 22 Ngô Thời Nhậm, Street, Thành phố Long Xuyên, An Giang, Việt Nam (Link Google Map). Chợ nổi long xuyên: nói là chợ nổi vậy thôi chứ thật sự ở trên bờ mọi người ạ kk thật

Còn nếu mọi người muốn đi thăm quan chợ nổi trên sông thì có thể tham khảo bài viết: “hướng dẫn chi tiết cách thăm quan chợ nổi Long Xuyên” của mình.

Còn bây giờ mình vô chợ mua cho tiện. Để khám phá ẩm thực của một vùng đất nào đó, vô chợ lớn nhất của vùng là y bài rồi. Mọi người có thể gửi xe ở cổng chợ sau đó vào chợ để thăm quan cũng như thưởng thức đặc sản của vùng. Mình đã ăn vặt và dùng bữa sáng ở đây. rất ngon nha.

chợ nổi long xuyên

Ảnh người dân mua bán trên sông

Tiếp theo di chuyển khoản 20Km nữa chúng ta sẽ đến được Thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque

2. Thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque

Địa chỉ: Tổ 8 ấp Châu giang Xã, Châu Phong, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Là một trong những thánh đường đẹp và lâu đời. Trở thành biểu tượng tôn giáo của người dân đạo Hồi sinh sống nơi đây và cũng thu hút không ít giao dân khắp nơi ghé thăm. Mọi người có thể đến vào trưa vào ngày thứ 6 để nghe đọc kinh và sinh hoạt tôn giá. Phía trước cổng vào là khu nghĩa trang, với một người ngoại đạo như mình thì nó tạo nên cảm giác khá “kì bí”. Phía trong được xây dựng theo một phong cách theo lối kiến trúc cổ của đạo Hồi với 2 màu trắng và xanh ngọc.

hình ảnh Thánh đường hồi giáo Jamiul Azhar Mosque

Kiến trúc nhìn từ bên ngoài của Thánh đường

Di chuyển khỏi thánh đường đến chùa Huỳnh Đạo, bạn sẽ thấy được nhiều ngôi nhà với kiến trúc rất đặc trưng. Đó chính là Làng văn hóa Chăm.

Và đừng quên xem ngay bài viết: “Khám Phá Thánh Đường Hồi Giáo Jamiul Azhar Mosque – Một Nét Đẹp Độc Đáo Tại An Giang” để có sự chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi nhé.

3. Làng Chăm Châu Phong, một nét đẹp của người Chăm

Với kiến trúc nhà sàn, những kiến trúc ấy vẫn được giữ gìn tới tận ngày nay. Với những nét truyền thống như những máy máy dệt vải trước nhà. Di chuyển trên đoạn đường này bạn sẽ cảm thấy rất riêng trong văn hóa khi họ vẫn gìn giữ được cho tới ngày nay. Từ trang phục, cách xây dựng nhà cho đến cách hợp chợ. Vừa đậm chất mộc mạc gần gũi của miền Tây vừa giữ được nét riêng của mình

hình ảnh ngôi nhà sàn tại làng văn hóa người chăm

hình ảnh ngôi nhà sàn tại làng văn hóa người chăm

Chúng ta sẽ tiếp tục di chuyển đến chùa Huỳnh Đạo

Và đừng quên xem ngay bài viết: Làng Chăm Châu Phong An Giang Một Nét Đẹp Văn Hóa Của Người Chăm để không bỏ sót những đặt trưng văn hóa khi đến với ngôi làng

4. Chùa Huỳnh Đạo

Địa điểm: Vĩnh Đông 2, Quốc lộ 91, Tân Lộ Kiều Lương, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Dọc đường di chuyển đến chùa từ xa xa sẽ thấy được núi Sam, cao cao lấp ló sau mây. Nếu bạn không theo đạo giáo nào thì cũng có thể thăm quan chùa để thăm quan, chiêm ngưỡng kiến trúc của chùa. Ngôi chùa được xây dựng trên một khuôn viên khá rộng lớn tới 12 hecta Là một trong các địa điểm thu hút khách du lịch nhất khi đến với An Giang.
Dù là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch nhưng lúc mình đi không xảy ra vấn nạn chèo kéo bán đồ cho du khách.

hình ảnh chùa huỳnh đạo

Địa điểm thăm quan tiếp theo khá gần chỉ cần di chuyển 1,5km nữa sẽ tới đó là Tây An cổ tự

Hãy đọc bài viết: “Tham quan chùa Huỳnh Đạo với hơn 50 bức tượng tại khuôn viên chùa” để tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này

5. Tây An Cổ Tự

Địa chỉ: Đường Vòng Núi Sam, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Một ngôi chùa được xây dựng bên chân núi Sam, khá đẹp và cổ. Chùa là biểu tượng lịch sử cho sự giao thoa, hòa hợp  kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ. Ngôi chùa được Bộ Văn hóa xếp hàng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” ngày 10 tháng 07 năm 1980 và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam”.

hình ảnh tây an cổ tự

Nếu bạn muốn thăm quan chùa, có thể di chuyển lại gần Miếu Bà Chúa Xứ để gửi xe. Sau đó di chuyển lại chùa để thăm quan và kính viếng

Hãy đọc bài viết: “Đến Với Tây An Cổ Tự – Di Tích Lịch Sử Cấp Quốc Gia” để có trải nghiệm tốt nhất khi thăm quan chùa

6. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Địa chỉ: 132 Châu Thị Tế, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những ngôi miếu linh thiêng nhất ở Việt Nam. Miếu thờ Bà Chúa Xứ, một vị thần linh được người dân An Giang và nhiều tỉnh thành khác tôn kính. Chắc chắn làm một địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch An Giang

hình ảnh miếu bà chúa xứ an giang

7. Lăng Thoại Ngọc Hầu

Địa chỉ: M3JH+QJP, P. Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của tỉnh An Giang. Lăng thờ Thoại Ngọc Hầu, một vị quan thời Nguyễn, ông có công trong việc khai khẩn đất đai, phát triển kinh tế ở vùng đất An Giang. Mình đã làm một chiếc video về lăng trong chuyến du lịch An Giang lần này. Bạn có thể xem ngay tại đây

hình ảnh lăng thoại ngọc hầu

Hãy đọc ngay bài viết: “Lăng Thoại Ngọc Hầu” để biết thêm nhiều hơn các giai thoại về ông và những việc ông đã làm được cho vùng đất An Giang

8. Chùa Long Sơn

Địa chỉ: vì nó nằm trên đường lên núi Sam, từ Tây An cổ tự sẽ đi theo link Google Map mình chỉ. Sau đó cứ chạy lên núi theo chỉ đường của Google Map là được (Link Google Map).

Và mình cũng có một bài viết hướng dẫn chi tiết cách bạn di chuyển lên chùa. Mời bạn xem chi tiết ở đây nhé: “Chùa Long Sơn ngôi chùa yên bình tọa lạc tại Núi Sam”

Chùa Long Sơn là một ngôi chùa cổ kính, có kiến trúc độc đáo. Chùa nằm ở giữa núi. Trên đường di chuyển lên núi Sam bạn sẽ bắt gặp. Ngồi trên chùa bạn sẽ ngắm nhìn thành phố trên cao. Thật đẹp biết bao. Lúc này cũng đã khá trưa rồi. Bạn có thể nghỉ ngơi một tí tại chùa sau một buổi sáng khá dài đi du lịch

hình ảnh cổng chùa long sơn

Và địa điểm tiếp theo chúng ta sẽ thăm quan trên đỉnh núi Sam đó chính là quãng trường tình yêu

9. Quảng trường tình yêu

Địa chỉ: nằm trên đỉnh núi Sam (Link Google Map). Vì trên núi không có đường đi nên mình gim Map ở bệ đá của Bà. Đến đây mọi người sẽ thấy được một bệ đá nơi lúc trước Bà Chúa Xứ ngự. Sau này thì được thỉnh xuống chân núi để thờ phụng. Khi chạy đến đây mọi người sẽ thấy một bãi đất trống làm bãi giữ xe, tốn khoảng 10 nghìn/chiếc. Hỏi cô chú giữ xe đường xuống quảng trường thì cô chú sẽ chỉ

hình ảnh quãng trường tình yêu nhìn từ trên cao

10 Phước Điền Tự (Chùa Hang)

Địa chỉ: QL91, Thị Xã, Châu Đốc, An Giang, Việt Nam (Link Google Map). Sau khi mọi người di chuyển xuống núi có thể nghỉ ngơi ở chân núi. Sau đó tiếp tục thăm quan Chùa Hang

Trong bài viết: “Chùa Hang Tây Ninh Ngôi Chùa Thuộc Top Di Sản Quốc Gia” mình đã hướng dẫn chi tiết cách bạn lên chùa, bạn có thể tham khảo thêm

hình ảnh ngôi chùa hang

Có lẽ cái tên chùa Hang bắt nguồn từ hệ thống hang động phía sau chùa. Khi các bạn đến thăm quan chùa sẽ gửi xe dưới núi và leo bộ lên núi mất một khoảng khá xa. Nhưng bù lại được cảnh rất đẹp. Trên đường leo lên gần đến chùa mọi người sẽ thấy một cái bản đồ. Mình khuyên bạn nên chụp lại cái Map này, nếu không dễ thăm quan sót lắm. Vì địa hình hang khá phức tạp và rộng lớn

11. Rừng tràm Trà Sư

Địa chỉ: Ấp Văn Trà, Thị xã Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Rừng tràm Trà Sư là một khu rừng tràm ngập nước rộng lớn, nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Rừng tràm Trà Sư được mệnh danh là “lá phổi xanh” của miền Tây Nam Bộ.

Và nếu bạn muốn biết thời điểm nào thăm quan rừng tràm Trà Sư đẹp nhất thì đọc ngay bài viết này của mình nhé: “Rừng Tràm Trà Sư Địa Điểm Du Lịch Thiên Nhiên Trong Lành”

hình ảnh động thực vật tại rừng tràm trà sư

12. Chùa Lầu

Địa chỉ: Xuân Tô, Thị xã Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Chùa Lầu là một ngôi chùa cổ kính, nằm ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 18, là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở An Giang.

Giờ mở cửa: Chùa Lầu mở cửa từ 4 giờ sáng đến 10 giờ tối hàng ngày.

hình ảnh chùa lầu

Lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa: Chùa Lầu được xây dựng từ năm 2009. Chùa có kiến trúc độc đáo, mang hơi hướng kiến trúc cửa xứ sở mặt trời mọc. Là một trong những ngôi chùa thu hút du khách nhất, đặt biệt là giới trẻ

Và đừng quên mình cũng đã có 1 bài viết chi tiết về địa điểm này mời bạn xem thêm: Chùa Lầu – Thiết Kế Độc Lạ Đậm Chất Xứ Sở Phù Tang

12. Nhà mồ Ba Chúc

Địa chỉ: Ngô Tự Lợi, TT. Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Nhà mồ Ba Chúc là một di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của tỉnh An Giang. Nhà mồ là nơi an nghỉ của hàng ngàn người dân vô tội đã bị quân Khmer Đỏ sát hại trong vụ thảm sát Ba Chúc năm 1978.

hình ảnh nhà mồ 3 chúc

Nhà mồ Ba Chúc là một địa điểm du lịch tâm linh, lịch sử nổi tiếng ở An Giang. Du khách đến đây sẽ được tìm hiểu về lịch sử bi thương của vụ thảm sát Ba Chúc, tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát.

Và địa điểm này mình cũng không quay phim hay chụp ảnh, cốt yếu là tôn trọng người đã mất và đến đây để tìm hiểu những bi kịch đã xảy ra trong quá khứ, biết quý trọng hiện tại (những hình ảnh này là mình sưu tầm trên mạng để mọi người có thể dễ hình dung hơn)

Và mình cũng có một bài viết chi tiết để hướng dẫn bạn đi đến đây, mời bạn xem thêm: “Lịch Sử Bi Thương Tại Nhà Mồ Ba Chúc”

Cây dầu an giang

Sau khi di chuyển khỏi nhà mồ về hướng núi Cấm. chắc chắn các bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một cái cây mọc giữ đường. Đó chính là cây Dầu. Mình nghe nói rằng có rất nhiều chuyện tâm linh xung quanh cây dầu 300 năm tuổi này. Nên chẳng ai dám chặt nói.

cây dầu mọc giữa đường ở an giang

Mình bắt gặp hình ảnh cây dầu một cách thật sự tình cờ, và có chút “nổi da gà” vì lúc trước chỉ nghe nói trên mạng thôi. Mình không xếp nó vào địa điểm du lịch, chỉ xem đó là sự tình cờ cho những ai “có duyên”

Tiếp theo chúng ta sẽ di chuyển đến cổng vào khu du lịch núi Cấm để nghỉ ngơi. Sáng mai mắt đầu leo núi thì còn gì bằng

13. Khu du lịch núi Cấm

Địa chỉ: tại An Hảo, Thị xã Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Phương tiện di chuyển và giá vé: Có 2 cách để bạn có thể di chuyển lên núi là

  • Đi cáp treo giá vé tham khảo là 100 nghìn người, địa chỉ nhà ga mình sẽ để tại đây
  • Thuê xe honda ôm tại chân núi. Đây là điều bắt buộc vì du khách không được tự ý chạy lên núi để đảm bảo an toàn. Giá vé tham khảo là 120k người

chùa trên khu du lịch núi cấm

Và mình cũng có chia sẽ: “Bí Quyết Tham Quan Khu Du Lich Núi Cấm An Giang Có Thể Bạn Chưa Biết” chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều điều hay ho về nơi đây

14. Hồ Latina

Địa chỉ: F262+4GR, Unnamed Road, An Hảo, Thị xã Tịnh Biên, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Khi đến tham quan và du lịch tại Cấm Lãnh Sơn, bạn không nên bỏ qua Hồ Latina. Hồ nằm dưới chân của đỉnh núi Cấm. Nơi đây vẫn còn giữ lại được vẻ mộc mạc, đơn sơ do thiên nhiên tạo hóa. Đây là một trong những địa điểm đang thu hút lượng lớn du khách đến check in. Vậy ở hồ có gì mà lại khiến nhiều người tò mò đến như vậy?

hình ảnh hồ latina chụp vào buổi trưa

15 Cổng chùa Tual Prasat

Địa chỉ: Châu Lăng, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Chùa Tual Prasat là một trong những ngôi chùa linh thiêng của người Khmer. Đặc trưng là chiếc cổng chùa được đặt giữa đồng ruộng bao la, nhìn từ xa xa các bạn còn có thể thấy những hàng thốt nốt đặc trưng của vùng Thất sơn Bảy núi.

Và mình cũng có một bài viết chi tiết về chùa mời bạn xem thêm: Cổng chùa Tual Prasat công trình đậm nét kiến trúc của người Khmer

hình ảnh cổng chùa Tual Prasat

Ngoài ra từ tháng 3 đến tháng 5 bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những bông hoa lúa nở rộ, mùi sữa ngòn ngọt cũng được bao phủ khắp cánh đồng. Tùy theo sở thích của bạn để bạn có thể lựa chọn thời gian đến đây để ngắm vẻ đẹp thơ mộng này nhé!

16. Hồ Tà Pạ

Địa chỉ: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Hồ Tà Pạ được hình thành do tác động của con người. Trước đây người dân đến đây để khai thác đá, sau này quá trình ấy dừng lại và để lại Hồ Tà Pạ với độ sâu 17 mét.

Mình nhớ là mọi người phải tốn tiền giữ xe và một ít phí nữa

hình ảnh hồ tà pạ

Hồ Tà Pạ được hình thành vào đầu những năm 2000, khi một công ty khai thác đá bắt đầu hoạt động tại khu vực này. Sau nhiều năm khai thác, mỏ đá đã tạo ra một hố sâu lớn, sau đó được lấp đầy nước mưa và trở thành hồ nước như ngày nay.

Là một trong những hồ đẹp nhất mình từng đi với màu xanh cực đẹp

17. Hồ Soài So

Địa chỉ: Núi Tô, Tri Tôn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Theo người dân địa phương sống lâu năm ở đây cho biết, trước kia Hồ Soài So còn có tên gọi là Hồ Suối vàng. Nước từ trên suối chảy xuống hồ kết hợp với cát vàng lấp lánh như vàng. Sau này, Hồ được bao bọc bởi các con để, dùng để chứa nước sinh hoạt cho người dân tại huyện Tri Tôn

hồ soài so

18. Hồ Ô Thum

Địa chỉ: Tri Tôn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Hình thành cách đây 5 năm nhằm mục đích xây dựng hồ chứa nước phục vụ cho nông nghiệp của địa phương. Từ hồ Ô Thum nhìn về phía Tây bạn sẽ thấy được núi Cô Tô và phía Đông là đồi Tức Dụp thuộc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Hồ rộng đến 65 ha và có cảnh đẹp thơ mộng.

hồ ô thum

19. Di tích óc eo

Địa chỉ: 65W3+CQV, TT. Ocs Eo, Thoại Sơn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Khu di tích có diện tích đến 433,1 ha, được chia làm hai khu. Trong đó Khu A bao gồm khu vực sườn và chân núi Ba thê, khu B gồm cánh đồng Óc eo.
Di tích óc eo là tàn dư của vương quốc cổ Phù Nam, một trong những vương quốc xuất hiện đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long này.

khu di tích óc eo

20. Khu du lịch núi Sập

Địa chỉ: TT. Núi Sập, Thoại Sơn, An Giang, Việt Nam (Link Google Map)

Núi Sập hay còn được biết đến với tên gọi là Thoại Sơn, là một trong những ngọn núi lớn nhất trong Tứ Sơn bao gồm núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu. Núi Sập có chu vi lên đến  3800 mét, độ cao tính từ mực nước biển là 35 mét. Trước đây núi Sập có hình dáng của một con thỏ, tuy nhiên bị tác động của thiên nhiên nên núi dần bị sạt lở và có hình dạng như hiện nay. 

khu du lịch núi sập

Một vài lưu ý nhỏ để mọi người có chuyến di lịch An Giang trọn vẹn hơn:

  1. Bạn nên chọn một nhà nghỉ hay khách sạn gần chân núi Cấm để nghỉ ngơi. Đến sáng thì di chuyển để lên núi thăm quan là đẹp.
  2. Đối với những bạn muốn đi du lịch tự túc thì hãy bảo trì phương tiện di chuyển và mang theo hành lý vừa đủ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhé
  3. Nhớ hãy đổi xăng, vì khi di chuyển giữa các địa điểm, sẽ khá vắng cây xăng. nếu ban gần chiều di chuyển từ Nhà mồ Ba Chúc sang chân núi Cấm để nghỉ ngơi thì sẽ cực kỳ ít cây xăng và đường thì khá vắng. Vậy nên hãy chú ý đổ xăng
  4. Về ăn uống thì miền Tây hay An Giang không quá đắt đỏ như những khu du lịch như Phú Quốc.
  5. Một món an rất ngon ở đây mà bạn bên thử có lẻ là món gỏi ba khía đu đủ gì đấy. Mình không nhớ tên nhưng ăn rất ngon nha

Điền hy vọng mọi thông tin trên sẽ giúp bạn có đủ thông tin để triển ngay một chuyến du lịch đến An Giang. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thông tin hay cần mình tư vấn thêm thì hãy Liên hệ mình ngay!

Những điều này chỉ có những người đã trải nghiệm mới nói cho các bạn nghe thôi, chứ mấy thánh du lịch online làm SEO thì sao mà biết được haha”  – Điền

Điền (Lê Vạn) – tác giả web: dicungdien.com